Kinhtedothi - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024)
Thực hiện Công văn số 8028-CV/BTGTW ngày 25/3/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc xây dựng bộ nhận diện Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Quyết định số 887/QĐ-BVHTTDL ngày 2/4/2024 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc tổ chức thiết kế logo và xây dựng bộ nhận diện Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và căn cứ các công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Điện Biên góp ý mẫu thiết kế logo 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ…, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch chính thức phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của tác giả, họa sĩ Tô Minh Trang (Hà Nội).
Mẫu logo được phê duyệt sẽ được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mẫu logo kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được thiết kế từ con số 70 cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều từ hai nét thể hiện ý tưởng về quá trình gian khổ vượt qua mọi khó khăn và lòng quyết tâm của quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Trong nét con số 70 được đổ màu theo đa hướng để tạo cảm giác thị giác lung linh huyền ảo thể hiện tinh thần hân hoan mừng vui chiến thắng của cả dân tộc. Điểm nhấn trong logo là hình tượng chiến thắng của chiến sĩ Điện Biên.
Toàn bộ nội dung chữ có màu xanh dương thể hiện cho hòa bình và ý tưởng ngợi ca chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng và đặc trưng cho núi rừng Tây Bắc.
Họa sĩ Tô Minh Trang chia sẻ với báo chí, logo kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là tác phẩm ghi dấu ấn đặc biệt của anh với Chiến thắng Điện Biên Phủ, sau 10 năm bộ tem kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử do anh sáng tác, được phát hành vào năm 2014.
Kinhtedothi - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 2 – 3/5, Nhà hát Hồ Gươm thực hiện chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - không bao giờ quên”.
Hội thảo đã bổ sung những tư liệu, sự kiện cùng những nhận định, đánh giá quan trọng, khẳng định và làm sâu sắc thêm tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Kinhtedothi - Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt quy mô quốc gia chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Kinhtedothi - Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; nhiều khu vực, di tích, di sản, công trình được tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa... là những vấn đề được quy định rõ trong Luật Thủ đô 2024.
Kinhtedothi - Ngày 31/3, tại đền Hồng Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An, UBND TP Vinh long trọng tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây là một trong những hoạt động văn hóa lớn, điểm nhấn tại di tích lịch sử cấp quốc gia đền Hồng Sơn hàng năm vào dịp 3/3 Âm lịch.
Kinhtedothi - Sáng 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc tổ chức chương trình khai mạc trưng bày chuyên đề "Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng".
Kinhtedothi - Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Vĩnh Phúc bố trí hơn 159 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, tôn tạo 13 di tích lịch sử đã phê duyệt chủ trương đầu tư.
Kinhtedothi-Với việc nghệ thuật Lân–Sư–Rồng của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đến nay TP có có 7 Di sản được công nhận. Đơn cử, ca trù và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ…