Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh

Kinhtedothi - Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, phải coi phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều mục tiêu đặt ra về phát triển kinh tế tư nhân chưa đạt được như kỳ vọng, từ số lượng DN, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, đến đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ đang xây dựng Đề án, dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, bối cảnh mới đặt yêu cầu, kỳ vọng đối với Nghị quyết này về cách tiếp cận, liều lượng giải pháp mạnh mẽ, thực chất đi kèm với cơ chế thực thi hiệu quả. Muốn kinh tế tư nhân phát triển, DN tư nhân lớn mạnh, chỉ có tự do kinh doanh mới kích thích sự sáng tạo, tính cạnh tranh của các chủ thể, cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Nguyên tắc "DN được làm những gì mà pháp luật không cấm" đã được ghi nhận trong Hiến pháp, song nguyên tắc này chưa được triển khai triệt để trên thực tế, từ thiết kế chính sách đến thực thi pháp luật. Danh mục ngành nghề cấm hoặc kinh doanh có điều kiện còn nhiều, thủ tục hành chính vẫn khó khăn, năng lực hội nhập và cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, mức độ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn thấp.

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho phát triển; bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; thực hiện "không biết thì không quản"; giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước, huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho phát triển; cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết và tăng cường thẩm quyền xử phạt hành chính với chế tài, quy định cụ thể, rõ ràng.

Làm thế nào để mở rộng quyền tự do kinh doanh cho DN? Nhà nước cần thu hẹp danh mục ngành nghề cấm, hạn chế đầu tư kinh doanh, cắt bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, thực thi nguyên tắc DN được làm những gì pháp luật không cấm và chưa quy định. Từ góc độ cải cách thể chế của Nhà nước, các giải pháp tập trung vào mở rộng quyền tự do kinh doanh, giảm can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng cường sự giám sát của người tiêu dùng, xã hội, đối thủ cạnh tranh. Đó là giảm cơ chế xin - cho, như tự động giảm tiền sử dụng đất cho DN khi có chính sách, không cần DN làm thủ tục đăng ký, kê khai; Tăng mở cửa về cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ cho DN tư nhân. Các ý tưởng kinh doanh mới như AI, bán dẫn, xe tự lái… cần sớm thực hiện.

Để thực hiện hóa mục tiêu 1,5 triệu DN vào năm 2025 và 2 triệu DN vào năm 2030, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của DN tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu… Thời điểm này, thực sự cần Nhà nước kiến tạo để thúc đẩy, kiểm toát tốt thị trường nhưng không kìm hãm sự phát triển của thị trường; cần Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ, dẫn dắt DN phát triển.

Khi DN tư nhân được khích lệ, dám nghĩ, dám làm, khát vọng phát triển của đất nước sẽ được đánh thức. Chìa khóa để kích hoạt các động lực tăng trưởng không chỉ là những cơ chế đặc thù đang được thử nghiệm, hoặc đang được đề xuất nghiên cứu thử nghiệm, mà phải là đổi mới mô hình tăng trưởng, thể chế, bước chân dứt khoát vào cơ chế thị trường.

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động ngành Thương mại – Dịch vụ

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động ngành Thương mại – Dịch vụ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Không chỉ là một danh xưng

Không chỉ là một danh xưng

21 Apr, 05:35 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, các địa phương trong cả nước đang khẩn trương công bố dự kiến các phương án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo lộ trình, để lấy ý kiến Nhân dân. Trong đó, cùng với số lượng cấp xã mới dự kiến hình thành sau sắp xếp, tên gọi của các đơn vị hành chính cơ sở mới cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Tăng nhưng chưa vội mừng

Tăng nhưng chưa vội mừng

18 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Bước chuyển mạnh trong tư duy

Bước chuyển mạnh trong tư duy

17 Apr, 06:34 AM

“Không biết thì không quản”, câu nói ngắn gọn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 mới đây hàm chứa tư duy pháp lý mới mẻ và tầm nhìn chiến lược, mở ra hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Điều đó được đánh giá là bước chuyển mạnh mẽ từ tư duy “không quản được thì cấm” sang “không biết thì không quản”.

Giải bài toán thanh niên “hai không”

Giải bài toán thanh niên “hai không”

16 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Cả nước còn 1,35 triệu thanh niên từ 15 - 24 tuổi không có việc làm, không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,4% tổng số thanh niên cả nước. Đây là một trong những con số vừa được Cục Thống kê công bố liên quan đến tình hình lao động việc làm quý I/2025. Dù chỉ mang tính tham khảo, nhưng cũng cho thấy rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

15 Apr, 05:40 AM

Kinhtedothi - Đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu nhắm vào nhóm người dễ bị tổn thương: trẻ em, thai phụ, người già… đang làm xôn xao dư luận. Ngoài vấn đề đạo đức kinh doanh, sự việc còn cho thấy lỗ hổng đáng báo động trong cấp phép và quản lý thị trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ