Một loài côn trùng đang dần "biến mất" ở Mỹ, gây tác động hệ sinh thái
Theo tạp chí Science, số lượng bướm đã giảm 22% từ năm 2000 đến 2020, nếu năm 2000 có 100 con bướm, thì đến năm 2020 chỉ còn khoảng 78 con.
Hiện tượng này là một phần của “thảm họa côn trùng” (insectageddon), số lượng côn trùng đang suy giảm toàn cầu đe dọa nền tảng của chuỗi thức ăn và hệ sinh thái, đồng thời có tác động nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy quần thể côn trùng đã giảm 45% trong vòng 40 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và nền nông nghiệp trị giá hàng trăm tỷ USD.
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này tới từ việc mất môi trường sống, sử dụng thuốc trừ sâu và khủng hoảng khí hậu.
Ở phía Tây Nam nước Mỹ, hạn hán do biến đổi khí hậu có thể khiến bướm bị mất nước. Trong khi đó, tại vùng Trung Tây, việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan trên các cánh đồng là nguyên nhân chính gây tử vong cho bướm. Các hiện tượng như ô nhiễm ánh sáng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài như đom đóm và bướm đêm.
Một số loài như bướm cam đuôi dài (Tailed orange), bướm nâu Mitchell (Mitchell’s satyr), bướm lưỡi liềm sơn màu (Painted crescent), và bướm đồng Hermes (Hermes copper), đã suy giảm hơn 95% kể từ năm 2000, trong khi một số thì ở trong tình trạng gần tuyệt chủng hoàn toàn như loài thỏ trắng Florida (Florida white).
Xem thêm: Làm gì để ngăn nguy cơ động vật hoang dã rơi vào bờ vực tuyệt chủng?

Các nhà khoa học cho biết, bướm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng góp phần vào quá trình thụ phấn, hỗ trợ sản xuất lương thực, và là nguồn thức ăn quan trọng cho chim và các loài động vật khác.
Dù đang suy giảm một cách đáng kể, bướm có khả năng phục hồi nhanh nếu có môi trường sống phù hợp. Con người có thể góp phần bảo vệ loài này bằng cách trồng cây bản địa để cung cấp thức ăn, hạn chế thuốc trừ sâu, tạo nơi trú ẩn cho bướm và để một phần bãi cỏ mọc tự nhiên. Những hành động nhỏ này không chỉ giúp bảo vệ bướm mà còn duy trì sự cân bằng sinh thái và vẻ đẹp thiên nhiên.

Ưu tiên các chương trình bảo vệ giống loài có nguy cơ tuyệt chủng
Kinhtedothi - Quá trình phát triển, xâm hại môi trường tự nhiên, vấn đề săn bắn, buôn bán khiến nhiều loài hoang dã, quý hiếm bị bắt, bẫy và biến mất vĩnh viễn trong các cánh rừng.

Làm gì để ngăn nguy cơ động vật hoang dã rơi vào bờ vực tuyệt chủng?
Kinhtedothi - Rủi ro thấp, lợi nhuận cao khiến tình trạng buôn bán động vật hoang dã diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thúc đẩy sự tham gia của khối nhà nước và tư nhân trong phòng, chống buôn bán động vật hoang dã là một trong giải pháp quan trọng.

COP16: LHQ bế tắc phương án ngăn chặn tuyệt chủng
Kinhtedothi - Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học COP16 của LHQ đã bước sang tuần thứ hai tại Cali, Colombia. Tuy nhiên, các quốc gia đang bế tắc trong phuơng hướng triển khai những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên và động vật.