Kinhtedothi - Mỹ hôm 3/2 đã cảnh báo các công ty Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu tìm cách trốn tránh bất kỳ biện pháp kiểm soát xuất khẩu nào áp đặt lên Moscow trong trường hợp Nga "xâm lược" Ukraine.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price. Ảnh: Reuters.
Đó là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Moscow đã phối hợp lập trường về Ukraine trong cuộc họp giữa các ngoại trưởng của họ ở Bắc Kinh cùng ngày. "Chúng tôi có một loạt các công cụ có thể triển khai nếu thấy các công ty nước ngoài, bao gồm cả những công ty ở Trung Quốc có hành vi trốn tránh các hành động kiểm soát xuất khẩu của Mỹ", Price nói trong một cuộc họp báo thường kỳ. Các nước phương Tây cho rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào của Nga vào Ukraine sẽ dẫn đến những lệnh trừng phạt lên Moscow và Washington cho biết họ đã chuẩn bị để áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính cũng như kiểm soát xuất khẩu. Quan chức an ninh quốc gia Nhà Trắng Peter Harrell hôm 2/2 cho biết Washington đang nghiên cứu các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với các đồng minh ở châu Á, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Price nói rằng Nga nên biết rằng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh sẽ không thể bù đắp cho những hậu quả gây ra khi phản ứng với một cuộc xâm lược.
"Nếu Nga cho rằng có thể giảm thiểu một số hậu quả thông qua mối quan hệ chặt chẽ hơn với (Trung Quốc), thì đó không phải sự thực. Mặt khác sẽ làm cho nền kinh tế Nga, theo nhiều cách, trở nên suy yếu hơn" , Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Kinhtedothi - Theo đặc phái viên của Moscow tại Bắc Kinh, Nga và Trung Quốc đang đẩy mạnh việc sử dụng đồng nội tệ của mỗi nước trong giao dịch thương mại để hạn chế những ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên ngày 17/4 sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng kêu gọi "sa thải" Chủ tịch Fed Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.