Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ có thể trở thành "vua dầu mỏ thế giới" trong năm 2018

Kinhtedothi - Theo công ty nghiên cứu năng lượng Rystad, Mỹ sẵn sàng tăng sản lượng khai thác dầu thô lên 10% trong năm 2018, đạt mức 11 triệu thùng/ngày, đẩy Nga và Ả Rập Saudi rớt khỏi vị trí các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới.
Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad nhận định, việc liên tục tăng sản lượng dầu đá phiến sẽ giúp Mỹ đẩy Nga và Ả Rập Saudi rời khỏi vị trí các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới. Mỹ chưa từng là nước sản xuất dầu thô hàng đầu hay vượt được Nga và Ả Rập Saudi kể từ năm 1975.
Việc liên tục gia tăng sản lượng dầu đá phiến sẽ giúp Mỹ đẩy Nga và Ả Rập Saudi rời khỏi vị trí các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới. 
Dự báo của Rystad chứng tỏ cuộc cách mạng khoan dầu đá phiến đã đưa Mỹ thành một cường quốc năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, bất chấp tình hình bất ổn tại Trung Đông.
Phó chủ tịch phụ trách các thị trường của Rystad, ông Nadia Martin Wiggen, cho hay thị trường dầu thô toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn vì dầu đá phiến của Mỹ.
Đây là sự thay đổi quan trọng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết tăng tốc bằng cách cắt giảm quy định. Nhờ thay đổi này, Mỹ ít phụ thuộc hơn vào dầu thô nước ngoài, kể cả dầu từ Trung Đông.
Sản lượng dầu thô Mỹ có giảm nhưng không đáng kể sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng Nga nhất trí thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác nhằm hạn chế nguồn cung vào cuối năm 2015 để cân bằng thị trường thế giới.
Do dư thừa nguồn cung, giá dầu lao dốc từ 100 USD/thùng xuống còn 26 USD/thùng.
Các nước thành viên  trong và ngoài OPEC đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm ngoái trong nỗ lực hạn chế nguồn cung dư thừa nhằm đẩy giá dầu đi lên.
Giá rẻ buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Texas, North Dakota và nhiều nơi khác phải điều chỉnh. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng trong nước đạt 8,55 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2016, hạ 11% so với mức cao nhất trong tháng 4/2015.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu thô phục hồi tốt trong năm 2017.
Đặc biệt, trong phiên giao dịch giữa tuần này, giá dầu đã leo lên mức 61 USD/thùng, mức cao nhất trong gần 3 năm qua do vụ nổ đường ống dẫn dầu tại Libya và tình hình chính trị bất ổn ở Iran.
Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, OPEC và Nga đã nhất trí gia hạn thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác đến hết năm 2018. Nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC đã giúp thị trường dầu thế giới được thắt chặt hơn giúp ổn định giá dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho đà tăng sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ.
Bên cạnh yếu tố giá dầu phục hồi, ngành năng lượng Mỹ cũng tăng tốc độ khai thác dầu đá phiến Mỹ vì công nghệ mới giúp khoan dầu rẻ hơn, dễ dàng hơn.
EIA cũng vừa dự báo sản lượng dầu thô Mỹ sẽ đạt trung bình 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018, vượt kỷ lục lập được trước đó là 9,6 triệu thùng vào năm 1970.
Khai thác dầu đá phiến tại Mỹ.
Công ty Rystad thậm chí còn lạc quan về sản lượng dầu đá phiến của Mỹ. Công ty Na Uy dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức 11 triệu thùng/ngày vào tháng 12/2018, vượt Nga và Ả Rập Saudi, trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất hành tinh.
Nhờ gia tăng mạnh khai thác dầu đá phiến, số lượng dầu nhập khẩu của Mỹ giảm 25% trong 9 năm qua, cùng lúc xuất khẩu tăng hơn gấp 3 lần trong năm 2017, đạt mức cao mới sau khi lệnh cấm xuất khẩu dầu tồn tại 40 năm được dỡ bỏ vào năm 2015.
Tổng thống Trump hồi tuần trước ban hành các quy định mới, theo đó nới lỏng những hạn chế về khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi mà cựu Tổng thống Obama đã ban hành sau khi xảy ra vụ nổ ở giàn khoan Deepwater Horizon trên Vịnh Mexico hồi năm 2010 dẫn đến thảm họa tràn dầu ở khu vực này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ