Mỹ muốn tinh gọn G20, đưa tổ chức trở lại đúng vai trò tài chính
Kinhtedothi - Mỹ dự kiến tập trung G20 trở lại các vấn đề tài chính cốt lõi khi tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên vào cuối năm nay, trong bối cảnh nhiều quốc gia thành viên kêu gọi tinh giản chương trình nghị sự.

Các thành viên của G20 đang thảo luận về những thay đổi dự định. Ảnh: Inventiva
Theo các nguồn thạo tin, Mỹ đang lên kế hoạch thu hẹp phạm vi hoạt động của G20 khi đảm nhận vai trò chủ tịch vào năm 2026. Thay vì duy trì hàng loạt nhóm công tác như y tế, môi trường, năng lượng hay thương mại, Washington muốn G20 chỉ tập trung vào hai trục chính: hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo và các cuộc họp tài chính cấp cao.
Hướng đi này được cho là phù hợp với xu hướng chung trong nội bộ G20. Nhiều quốc gia thành viên nhận định G20 đang trở nên thiếu tập trung vào những hoạt động chính, khiến tổ chức xa rời mục tiêu ban đầu là thúc đẩy ổn định tài chính toàn cầu sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997.
Một quan chức tham gia quá trình rà soát của G20 cho biết: “Có sự đồng thuận rằng G20 đã mở rộng quá mức cần thiết. Việc tái cấu trúc đang được tiến hành và các khuyến nghị sẽ sớm được công bố.”
Trên thực tế, Mỹ đã bắt đầu rút bớt vai trò trong năm nay. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent liên tiếp vắng mặt tại các cuộc họp cấp cao, bao gồm phiên họp mới nhất tại Durban, Nam Phi.
Giới quan sát nhận định đây là bước chuẩn bị để Mỹ định hình lại G20 theo hướng "trở về nguyên lý tài chính", đồng bộ với chủ trương yêu cầu IMF và Ngân hàng Thế giới quay lại sứ mệnh cốt lõi thay vì dàn trải sang các vấn đề xã hội.
Dù còn nhiều ý kiến trái chiều, không ít nhà hoạch định chính sách cho rằng việc tinh gọn bộ máy có thể giúp G20 hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều sức ép.

Hội nghị G20: Thủ tướng đưa ra 3 đề xuất vì tầm nhìn phát triển bền vững
Kinhtedothi - Trích dẫn câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Chúng ta không thừa hưởng Trái Đất từ tổ tiên, chúng ta vay mượn nó từ các thế hệ tương lai”, Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Hội nghị G20 nhấn mạnh vai trò của các nước đang phát triển
Kinhtedothi - Các nhà lãnh đạo của Nhóm G20 (18/11) đã thảo luận về các đề xuất giảm nghèo, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, nhằm tăng cường tiếng nói cho các nước có nền kinh tế mới nổi, đồng thời chuẩn bị đối phó với những thay đổi từ chính sách đối ngoại của Mỹ.

Đàm phán G20 đạt bước đột phá về tài chính khí hậu?
Kinhtedothi - Một số nguồn tin cho biết nhóm các nền kinh tế lớn (G20) đã đạt được sự đồng thuận mong manh về tài chính khí hậu mà các cuộc đàm phán trước đó của Liên Hợp Quốc tại Azerbaijan chưa đạt được.