Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mỹ vẫn hứng chịu hậu quả từ cuộc chiến ở Iraq

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đã hai thập kỷ trôi qua, nhưng cuộc chiến ở Iraq vẫn để những vến hằn lên chính sách ngoại giao và tầm ảnh hưởng của Washington ở Trung Đông.

Tổng thống George W. Bush tuyên bố kết thúc chiến tranh ở Iraq trên tàu USS Abraham Lincoln vào ngày 29/10/2003. Nguồn: Reuters
Tổng thống George W. Bush tuyên bố kết thúc chiến tranh ở Iraq trên tàu USS Abraham Lincoln vào ngày 29/10/2003. Nguồn: Reuters

Hậu quả đầu tiên phải kể đến là những tổn thất nặng nề liên quan đến chi phí và nguồn lực mà Mỹ đã đổ vào cho cuộc chiến ở Trung Đông.

Theo Đại học Brown, con số mà Mỹ phải bỏ ra cho các cuộc chiến ở Iraq và Syria cho đến nay lên tới 1,79 nghìn tỷ USD, bao gồm chi tiêu của Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao dành cho việc chăm sóc cựu chiến binh và lãi suất phát sinh từ nợ của cuộc chiến. Nếu tính cả dịch vụ chăm sóc cựu chiến binh thì dự kiến đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên 2,89 nghìn tỷ USD.

Không chỉ vậy, tổng cộng có đến 4.599 binh lính Mỹ thiệt mạng ở Iraq và Syria trong 20 năm qua, còn nếu tính thêm người dân Iraq và Syria, quân đội, cảnh sát, chiến binh đối lập, nhà báo và những người khác thì con số ước tính là 550.000 người đến 584.000 người. Tuy nhiên, đây mới chỉ những người thiệt mạng do hậu quả trực tiếp của chiến tranh mà chưa tính đến những người mất do bệnh tật, di dời hoặc nạn đói.

Rõ ràng, uy tín của Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề kể từ quyết định phát động chiến tranh của cựu Tổng thống Bush dựa trên thông tin tình báo thiếu chính xác và chưa đánh giá đúng về vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Iraq.

Nhiều người cho rằng quyết định lật đổ chính quyền ông Saddam Hussein bằng vũ lực của Tổng thống George W. Bush năm 2003 đã tạo điều kiện cho xung đột sắc tộc cũng như việc rút quân năm 2011 của ông Obama đã khiến cho chính sách của Mỹ ở Trung Đông gặp nhiều trắc trở. Tuy vậy, một số người vẫn lựa chọn tin tưởng quyết định lúc đó của vị cựu Tổng thống này.

Ông John Bolton - người từng phục vụ dưới thời Bush - tin rằng mặc dù Washington đã mắc phải nhiều sai lầm như không triển khai đủ quân hay tiếp quản Iraq thay vì nhanh chóng chuyển giao cho người dân nước này, nhưng quyết định tấn công Iraq là chính xác.

Ông cho biết: “Quyết định của ông Bush là chính xác bởi vì mối đe dọa từ WMD của chính quyền Saddam có thể xảy đến bất cứ thời điểm nào trong tương lai. Tuy nhiên, sai lầm chí mạng đến từ việc Tổng thống Obama đã rút quân vào năm 2011 sau khi giành chiến thắng”.

Một trong những hậu quả khác của cuộc chiến là sự suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với Trung Đông.

Việc chính phủ do đa số người Shiite (một trong hai nhánh chính của đạo Hồi) lên nắm quyền ở Iraq cũng như những ủng hộ đối với Iran trong cuộc đấu tranh giành độc lập đã củng cố tầm ảnh hưởng của Iraq trên khắp Levant (hay còn gọi là vùng đất Thánh) đặc biệt là ở Syria, nơi các lực lượng Iran và dân quân Shiite đã giúp Bashar al-Assad đàn áp cuộc nổi dậy của người Sunni.

Tuy nhiên, việc rút quân khỏi quốc gia Trung Đông vào năm 2011 mới là nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ ở nơi đây.

Ryan Crocker, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, cho biết việc tấn công Iraq vào năm 2003 không ngay lập tức làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Vịnh nhưng việc rút quân năm 2011 đã tạo cơ hội cho các quốc gia Ả Rập bắt đầu củng cố tiềm lực.

Việc quân đội Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011 đã tạo điều kiện cho các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (ISIS) chiếm giữ khoảng một phần ba Iraq và Syria, đồng thời khiến các quốc gia Trung Đông mất niềm tin vào Washington.

Mặc dù sau đó, cựu Tổng tống Mỹ Barack Obama đã gửi quân trở lại Iraq vào năm 2014 (hiện vẫn còn khoảng 2.500 quân ở đây) và Syria vào năm 2015 (khoảng 900 quân) để chiến đấu với ISIS nhưng mọi thứ dường như khó có thể bù đắp được.

Ngoài ra, tầm ảnh hưởng của Mỹ còn bị đe dọa nghiêm trọng khi Iran và Ả Rập đã đồng ý tái lập quan hệ vào ngày 17/3/2023 sau nhiều năm thù địch.

Armitage, người từng phục vụ dưới thời ông Bush, cho biết cuộc chiến của Mỹ ở Iraq có thể là một sai lầm chiến lược lớn giống như cuộc xâm lược Liên Xô của Hitler năm 1941, khiến Đức thất bại trong Thế chiến thứ hai.