Năm 2023:Kết thúc đại dịch, thách thức đan xen và hy vọng nhìn từ Trung Đông

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khi Covid-19 gây bão hành tinh vào những tháng đầu năm 2020, buộc hàng tỷ người phải phong tỏa, đóng cửa biên giới và làm tê liệt kinh tế toàn cầu, hầu hết mọi người nhận ra rằng thế giới chúng ta đang sống mãi mãi thay đổi.

Gần ba năm sau khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên khởi phát, bài học của năm 2022 có thể được hiểu rõ nhất bằng câu ngạn ngữ cổ của Pháp: “Mọi thứ càng thay đổi, chúng càng giữ nguyên”.

Một hành khách ở sân bay Bắc Kinh ngày 29/12/2022. Ảnh: AP
Một hành khách ở sân bay Bắc Kinh ngày 29/12/2022. Ảnh: AP

Từ cuộc xung đột Ukraine đến căng thẳng Trung-Mỹ ngày càng gia tăng, từ sự trỗi dậy của các chính phủ cực đoan ở một số quốc gia đến thách thức liên tục trong việc đạt được một thỏa thuận toàn cầu khả thi về biến đổi khí hậu, năm 2022 đã cho chúng ta thấy rằng các vấn đề của thế giới tiền đại dịch Covid, như một căn bệnh mãn tính, vẫn còn kéo dài.

Đại dịch đã qua đi ở hầu hết các quốc gia, nhưng chiến tranh, bất bình đẳng kinh tế, chủ nghĩa cực đoan về ý thức hệ và suy thoái môi trường đã quay trở lại.

Đặc biệt, ở Trung Đông, hiện tượng này đã trở thành tâm điểm chú ý bởi thực tế là có rất ít tiến bộ đạt được trong việc giải quyết những rắc rối dai dẳng nhất của khu vực. Cuộc chiến ở Yemen, mặc dù có một thỏa thuận ngừng bắn mong manh, vẫn chưa được giải quyết. Cuộc xung đột ở Syria cũng vậy, nơi bế tắc đã khiến hàng triệu người ở miền bắc của đất nước rơi vào tay các lực lượng dân quân cạnh tranh và hàng triệu người trên khắp đất nước trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Ở Li-băng và Iraq, tính chất khó đoán về chính trị, thay vì bạo lực quy mô lớn, đã làm suy thoái cuộc sống hàng ngày cũng như môi trường tự nhiên – mặc dù ở cả hai quốc gia, bạo lực vẫn là vấn đề.

Ở Israel, năm 2022 khép lại với lễ nhậm chức của chính phủ cánh hữu cực đoan. Tại Iran, một phong trào thu hút sự đoàn kết quốc tế đối với phụ nữ của đất nước vẫn chưa tạo ra bất kỳ thay đổi có ý nghĩa nào ở cấp quốc gia. Và ở nước láng giềng Afghanistan, chính quyền Taliban ngày càng tỏ ra có ý định dập tắt hoàn toàn mọi hy vọng cho phụ nữ.

Nhìn chung, những vấn đề của thế giới tiền Covid, như một căn bệnh mãn tính, vẫn còn đeo đẳng. 

Điều may mắn là khu vực này, giống như thế giới nói chung, đã trải qua một năm đặc biệt khó khăn nhưng cũng minh chứng khả năng phục hồi đáng kể, nhờ sự kiên trì của những người tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Nhiều nhà lãnh đạo trong thế giới kinh doanh và chính trị đã nỗ lực gấp đôi để tăng cường hội nhập khu vực và thúc đẩy sự nghiệp ngoại giao.

Mặc dù tháng 2 sẽ được ghi nhớ là tháng cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, nhưng nó cũng chứng kiến sự ấm lên sau nhiều năm quan hệ giữa UAE và Thổ Nhĩ Kỳ - hai quốc gia có vai trò quan trọng trong việc đạt được sự hội nhập và thịnh vượng hơn trong khu vực.

Vào tháng 11, Ai Cập, quốc gia đông dân nhất trong khu vực Trung Đông đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Cop27 và mang lại tiếng nói mới cho các nước đang phát triển trong cuộc đối thoại toàn cầu về biến đổi khí hậu. 

Và trong tháng này, Qatar đã khiến thế giới Ả Rập tự hào khi tổ chức thành công một trong những kỳ World Cup ly kỳ nhất trong lịch sử.

Khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời 5 tháng sau đó, thế giới lại được nhắc nhở về tầm quan trọng của khả năng lãnh đạo.

Khi những vấn đề dai dẳng càng thể hiện rõ, chúng ta càng có động lực để thay đổi hướng về kết quả tốt hơn. Năm 2023 sắp cận kề, có nhiều kịch bản khác nhau để tiến đến phát triển và tiến bộ hơn, nhưng điều bất di bất dịch là mong muốn của chúng ta về điều đó không hề giảm sút.

Trên thế giới, hàng triệu người muốn thấy một thế giới hậu Covid xích lại gần nhau hơn, với sự hội nhập, hiểu biết, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau nhiều hơn. Với những bài học rút ra từ năm 2022, thì đó là một năm mới với nhiều thời gian để vận may thay đổi.