Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nam Định hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam: lan tỏa văn hóa đọc, hướng tới kỷ nguyên tri thức

Kinhtedothi - Với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 tại Nam Định đang thu hút đông đảo người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên tham gia.

Sự kiện được tổ chức từ ngày 10/4 đến 3/5 với mục tiêu đưa sách đến gần hơn với cộng đồng, phát huy vai trò của tri thức trong phát triển cá nhân và xã hội, đồng thời góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên phát triển sáng tạo của đất nước.

Tại Trường THCS Nghĩa Lạc (huyện Nghĩa Hưng), các em học sinh say sưa đọc sách tại thư viện lưu động. Đây là một trong nhiều hoạt động diễn ra đồng loạt tại các địa phương trong tỉnh. Nam Định - vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học - tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong trong việc phát triển văn hóa đọc.

Các em học sinh đọc sách tại thư viện lưu động. Ảnh: Nguyễn Hương

Trong thời đại số, ngoài sách giấy truyền thống, người đọc có thể tiếp cận kho tàng sách điện tử đa dạng trên nhiều nền tảng. Từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành đều có thể dễ dàng duy trì thói quen đọc, cập nhật kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Hàng loạt hoạt động như triển lãm, tọa đàm với tác giả, giao lưu văn nghệ, trao tặng sách... được tổ chức đồng bộ tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Năm nay, 30 gian hàng đến từ các đơn vị xuất bản, in ấn, phát hành trong và ngoài tỉnh đã mang tới sự kiện hàng nghìn đầu sách phong phú. Thư viện tỉnh còn mở không gian đọc miễn phí, cấp thẻ tại chỗ và giới thiệu dịch vụ đọc sách trực tuyến, thu hút đông đảo người dân tham quan, trải nghiệm.

Một điểm nhấn đáng chú ý là việc đẩy mạnh số hóa trong hoạt động thư viện. Tại nhiều trường học, mô hình “thư viện thông minh” đã được triển khai, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tra cứu, tìm tài liệu trên môi trường mạng. Một số địa phương cũng đã thí điểm tủ sách pháp luật số hóa, hỗ trợ người dân tra cứu nhanh qua mã QR.

Hưởng ứng ngày hội sách, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nam Định phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh từ tiểu học đến THPT. Thư viện tỉnh và Bảo tàng tỉnh cũng tiến hành số hóa tư liệu quý, phục vụ nhu cầu tra cứu, nghiên cứu của độc giả.

Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của văn hóa đọc cũng được đẩy mạnh, góp phần lan tỏa thói quen tự học, tự nghiên cứu trong xã hội. Qua đó, sách không chỉ là nguồn tri thức mà còn là "kim chỉ nam" cho hành động, khơi dậy ý chí và khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ.

Việc tổ chức đều đặn và bài bản Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Nam Định những năm qua đã khẳng định vai trò không thể thay thế của sách trong đời sống tinh thần và học thuật. Đó cũng là cách để địa phương gìn giữ, phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng, đồng thời xây dựng một thế hệ công dân mới biết yêu tri thức, làm chủ công nghệ và sẵn sàng hội nhập.

Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Hà Nam khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Hà Nam khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

03 Jul, 09:02 AM

Kinhtedothi – Trong dự thảo Đề án quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa thế giới, với lĩnh vực văn học, Bộ VHTT&DL nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy văn học như một công cụ để giáo dục, quảng bá văn hóa và lịch sử Việt Nam, giúp độc giả quốc tế hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ