Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 25/4/2025 thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP giai đoạn 2025 – 2030, định hướng đến năm 2035”.
Kế hoạch số 115/KH-UBND là cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Đề án thành những nội dung công việc được giao cụ thể theo lộ trình thời gian nhằm thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP giai đoạn 2025 – 2030, định hướng đến năm 2035” đã được UBND TP phê duyệt.
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, chính quyền cơ sở và các cơ quan, tổ chức nắm được cụ thể nội dung và lộ trình triển khai, hoàn thành công việc được giao; từ đó, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động tham mưu, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc một cách thống nhất, đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Giờ học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội.
Kế hoạch số 115/KH-UBND đề ra các nhóm nhiệm vụ thực hiện Đề án, gồm có:
Nhóm nhiệm vụ về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, người dân và xã hội về giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể là, mở rộng quy mô, đổi mới và đa dạng hóa các phương thức truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông, hệ thống thông tin cơ sở, cổ động trực quan...
Đồng thời, chú trọng thông tin, tuyên truyền trên các ấn phẩm, phương tiện truyền thông của các cơ quan báo chí chủ lực có lượng độc giả lớn, hiệu ứng truyền thông cao; lan tỏa những thông tin tích cực, gương người tốt – việc tốt, điển hình tiên tiến, cách làm hay trong công tác giáo dục nghề nghiệp của TP trên các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và các nền tảng số.
Nhóm nhiệm vụ về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp gồm có: xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ nhà giáo có năng lực, trình độ, tay nghề cao vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhà giáo chủ chốt các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại nước ngoài. Cùng với đó là tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng cho lãnh đạo quản lý và đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đối với nhóm nhiệm vụ về đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế có nội dung: ban hành văn bản hướng dẫn các trường cao đẳng, trung cấp công lập về trình tự, thủ tục trong việc sử dụng tài sản công của đơn vị vào hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định; tổ chức tập huấn cho lãnh đạo chủ chốt các trường cao đẳng, trung cấp công lập về việc sử dụng tài sản công của đơn vị vào hoạt động liên doanh, liên kết,...
Nhóm nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù gồm có nội dung như: xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng; xây dựng chính sách hỗ trợ học phí học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng; xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên học nghề đối với các chương trình chất lượng cao.
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội còn đề ra các nhóm nhiệm vụ về đất đai, cơ sở vật chất; rà soát, sắp xếp và đổi tên các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc TP; xây dựng mô hình hoạt động đối với các trường công lập thuộc TP; công tác tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các trường công lập thuộc TP.
UBND TP Hà Nội đề nghị các đơn vị hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài công lập trên địa bàn TP tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo nội dung Đề án nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo. Các đơn vị hoạt động giáo dục nghề nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch và Đề án theo quy định; báo cáo UBND TP và các sở, ban, ngành liên quan đối với các nội dung nhiệm vụ theo thẩm quyền.
Sở GD&ĐT là đơn vị chủ trì, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và tham mưu triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch và Đề án; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND TP theo quy định.
UBND TP Hà Nội giao Sở Tài chính, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng TP căn cứ nội dung nhiệm vụ được giao chủ trì trong kế hoạch và Đề án, đôn đốc triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ theo yêu cầu.
Các sở, ngành, đơn vị liên quan; chính quyền cơ sở căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị được giao chủ trì triển khai thực hiện các nội dung được giao trong kế hoạch và Đề án.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo UBND TP (qua Sở GD&ĐT) để được giải quyết.

Bộ Nội vụ công bố 38 thủ tục hành chính về lĩnh vực việc làm
Kinhtedothi – Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã ký Quyết định số 315/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.

Hỗ trợ người lao động tìm việc làm nhanh hơn
Kinhtedothi – Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội tổ chức các phiên giao dịch việc làm (GDVL) hàng ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu đã giúp nhiều người lao động tìm được công việc phù hợp, DN tuyển dụng được nguồn lao động có chất lượng.

Học nghề Chăm sóc sắc đẹp dễ kiếm việc làm
Kinhtedothi - Khi nhiều người có nhu cầu được làm đẹp thì học sinh, sinh viên học nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp, cao đẳng có cơ hội việc làm rộng mở ở trong nước và nước ngoài với mức thu nhập khá.