Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

NATO đột ngột "mở vòng tay" với Ukraine?

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà lãnh đạo NATO cam kết sẽ mời Ukraine gia nhập khối “khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”.

NATO đã thúc đẩy các kế hoạch mở rộng nhằm đối phó với Nga, củng cố triển vọng trở thành thành viên trong tương lai của Ukraine và đảm bảo một thỏa thuận đột phá với Thụy Điển sẽ hoàn thành việc mở rộng về phía Bắc, theo Bloomberg ngày 12/7 đưa tin. 

Các nhà lãnh đạo NATO cam kết đưa Ukraine "xích lại gần hơn bao giờ hết". Ảnh: Bloomberg. 
Các nhà lãnh đạo NATO cam kết đưa Ukraine "xích lại gần hơn bao giờ hết". Ảnh: Bloomberg. 

Cụ thể, trong cuộc gặp tại thủ đô Vilnius của Litva, các nhà lãnh đạo NATO cam kết sẽ mời Ukraine gia nhập khối “khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng” với một quá trình gia nhập được đẩy nhanh. Các nhà lãnh đạo cũng mở rộng gói viện trợ mới cho chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky trong thời gian dài và thiết lập các cấu trúc để phối hợp chặt chẽ hơn.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc họp báo kết thúc ngày đàm phán đầu tiên: “Những gì chúng tôi đã đồng ý là một chương trình rất quan trọng giúp đưa Ukraine xích lại gần NATO hơn. “Chưa bao giờ có một thông điệp mạnh mẽ hơn từ NATO vào bất kỳ thời điểm nào.”

Thông điệp đó cũng được áp dụng cho việc mở rộng khối với các quốc gia Bắc Âu của liên minh. Thủ tướng Phần Lan Sauli Niinisto lần đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh với tư cách là thành viên đầy đủ và ông đã tham gia cùng với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ sự phản đối với đơn đăng ký của Stockholm vào đêm trước cuộc đàm phán.

Việc bổ sung thêm Phần Lan và Thụy Điển vào liên minh sẽ làm tăng đáng kể khả năng của NATO trong việc hỗ trợ ba thành viên vùng Baltic khi xung đột xảy ra. 

Trong một sự ủng hộ khác dành cho Ukraine, nhóm G7 dự kiến sẽ đưa ra các cam kết an ninh bổ sung cho Ukraine bên lề hội nghị thượng đỉnh với mục đích ngăn chặn Nga tấn công trở lại trong tương lai.

Sự phát triển xây dựng một khuôn khổ an ninh mới đã xuất hiện kể từ năm 2022 trong nỗ lực đáp trả cuộc tấn công vào Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Với việc Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ hàng thập kỷ trung lập và các đồng minh NATO tăng cường phối hợp với Kiev sau khi vận chuyển xe tăng, tên lửa và các loại vũ khí khác trị giá hàng tỷ USD, ý tưởng của Putin về vùng đệm giữa Nga và phương Tây đã đi vào lịch sử.