Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nga lùi một bước để tiến hai bước

HươngThảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Kremlin đang đánh cược rằng, đến cuối năm nay, họ sẽ không chỉ có thể đẩy lùi sức mạnh năng lượng của Mỹ, mà còn thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ hơn nữa với Ả Rập Saudi".

Mối quan hệ tích cực Putin - Salman đang đối mặt thách thức giá dầu.
Sau khi vòng trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Nga được thông qua vào năm ngoái, chính quyền Tổng thống Vladimir Putin từng nhiều lần cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả, nhưng không hẹn một thời điểm hay lĩnh vực nào cụ thể. Phá vỡ liên minh OPEC+ và kích động cuộc chiến giá dầu với Ả Rập Saudi lúc này có vẻ là một cách trả đũa kỳ lạ và khó hiểu của Nga - khiến đồng Rub xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi giá dầu toàn cầu giảm mức lớn nhất trong thế kỷ hôm 9/3.

"Kremlin đang đánh cược rằng, đến cuối năm nay, họ sẽ không chỉ có thể đẩy lùi sức mạnh năng lượng của Mỹ, mà còn thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ hơn nữa với Ả Rập Saudi", Giáo sư Địa lý kinh tế và An ninh quốc gia tại ĐH Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, Nikolas K. Gvosdev nhận định về chiến thuật lạ của Moscow lúc này.
Theo ông Gvosdev, một trong những thói quen xấu của giới chính trị gia Mỹ là việc họ tuyên bố chiến lược của mình trước nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, khiến đối thủ có nhiều thời gian để chuẩn bị.
Trong 2 năm qua, các thành viên Quốc hội Mỹ đã liên tục phàn nàn về các dự án North Stream-2 hay Turstream, với lý do rằng lợi ích Ukraine bị bỏ qua hoàn toàn. Moscow cùng các đối tác châu Âu đã cố gắng đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án này trước khi một quá trình lập pháp chậm chạp của Mỹ có thể hoàn tất một vòng trừng phạt trừng phạt khác.
Turstream vì vậy mà đã được hoàn thành đúng lúc, đang tải tổn định lượng lớn khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Âu. Trong khi đó, Nord Stream-2 đáng lẽ cũng đã sớm thành công như vậy nếu nó không vấp phải những quy định môi trường khắt khe của người Đan Mạch - chứ không hẳn vì lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, DN dầu khí lớn nhất nước Nga Gazprom - chủ đầu tư của North Stream-2 - tự tin sở hữu đủ năng lực kỹ thuật để hoàn thành dự án đang bị chậm tiến độ này vào cuối năm 2020. Chính vì sự chậm trễ có thể tiên liệu này, Nga đã đồng ý để Ukraine tiếp tục làm điểm quá cảnh trong xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, góp phần bảo tồn vị trí của Moscow nơi thị trường năng lượng ở Lục địa già.
Những bước hoàn thiện cuối cùng của North Stream-2 đang bị hoãn lại.
Vì vậy, kế hoạch dự phòng của Mỹ, nhân khi North Stream-2 vẫn còn dang dở, là khuyến khích người châu Âu mua thêm năng lượng được sản xuất từ ​​các nguồn ở Bắc Mỹ. Một phần quan trọng trong chiến lược Mỹ đối với kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực lớn này chính là việc cạnh tranh thị trường năng lượng với Nga, làm giảm tài nguyên mà Moscow có thể tích lũy để hướng tới vai trò thống trị xuất khẩu năng lượng của thế giới.
Ban đầu, chiến lược của Washington trong nhiệm kỳ thứ 2 của chính quyền Obama là khuyến khích Ả Rập Saudi lặp lại hoạt động của mình trong những năm 1980, bằng cách sử dụng khả năng sản xuất và đẩy giá xuống thấp để làm tê liệt các nhà sản xuất Nga, buộc Moscow phải thu lại những nỗ lực ở Ukraine và Syria.
Mặc dù đã giảm chi phí sản xuất năng lượng, nhưng chính quyền Riyadh không thể duy trì cuộc chiến giá cả dài hạn do nhu cầu lớn đối với ngân sách của chính mình. Ả Rập Saudi vì thế đã phải thay đổi đáng kể, từ việc cạnh tranh với Nga để hướng tới một chiến lược phối hợp mới. Riyadh và Moscow cuối cùng đã "cùng hội cùng thuyền" qua sự sắp xếp của OPEC+, vốn được thiết kế để ổn định thị trường năng lượng toàn cầu và thiết lập một mức sàn cho giá năng lượng.
Đổi lại cho sự hợp tác của nó, Moscow sử dụng ​​Ả Rập Saudi và các quốc gia vùng Vịnh khác như một kênh điều hành các luồng tài chính bị chặn bởi lệnh trừng phạt của Mỹ và EU vào nền kinh tế Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea. Việc Qatar mua cổ phần thiểu số trong công ty Rosneft thuộc sở hữu nhà nước của Nga là một ví dụ về phương pháp này.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là bản chất "tự do" của ngành năng lượng Mỹ. Các nhà sản xuất Mỹ đã sẵn sàng để hưởng lợi từ giá cao hơn và lấp đầy khoảng trống khi Nga và Ả Rập Saudi cắt giảm sản xuất.
Ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ đang phi mã.
Các nhà sản xuất năng lượng Nga đã cảm thấy rằng họ đang bị mất quyền tiếp cận thị trường vì mối giao hảo Moscow - Riyadh. Tranh cãi đã nổ ra không ít lần trong năm qua về việc phải chăng Nga nên thoát khỏi thỏa thuận. Cuối cùng, sự bùng phát của dịch bệnh Covd-19 đã mang đến cho những DN dầu khí Nga cơ hội lập luận rằng việc cắt giảm thêm cùng OPEC+ sẽ tác động xấu hơn tới giá năng lượng, khiến Nga tiếp tục mất thị phần.
Ả Rập Saudi đã tỏ ra xem nhẹ sự ruồng bỏ mới đây của Nga bằng lời hứa sẽ sản xuất nhiều hơn, nhưng lợi thế của Moscow vẫn khá rõ ràng: Ngân sách Nga có thể đáp ứng các mục tiêu với mức giá thấp hơn nhiều so với ngân sách của Ả Rập Saudi cho phép; Nga có thể tăng xuất khẩu bằng các đường ống trong khi việc tăng của Ả Rập Saudi cần nhiều thời gian hơn bằng tàu chở dầu.
Và quan trọng hơn, Nga dường như tự tin hơn cả khi tham gia vào một cuộc đối đầu với cách tiếp cận xuất khẩu năng lượng của Mỹ trong một cuộc chiến giá cả lâu dài. Chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho khó có thể mua một lượng lớn sản xuất của Mỹ với giá cao hơn nữa để bảo đảm cho dự trữ chiến lược, các nhà sản xuất Mỹ sẽ đối mặt với triển vọng doanh thu thấp hơn nhiều. Và nếu một ứng cử viên Dân chủ tiềm năng nhất lúc này Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1/2021, người Mỹ có thể sẽ đối mặt với nhiều quy định sử dụng đất và môi trường tương tự thời chính quyền Obama - một rào cản rõ ràng đối với việc mở rộng cơ sở hạ tầng xuất khẩu.
Cứ như vậy, Ả Rập Saudi sẽ không còn cách nào khác và buộc phải thương lượng với Nga? Điều này không phải là không có khả năng. Một thỏa thuận Moscow - Riyahd tốt sẽ phụ thuộc vào sự phối hợp Mỹ - Saudi trong cuộc chiến giá năng lượng lâu dài. Thái tử kế vị Mohammad bin Salman, người đã đối mặt với không ít gièm pha ở cả 2 đảng phái chính trị ở Washington, có thể sẽ giảm - hoặc bị giảm - sự phụ thuộc vào Mỹ.
Quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Saudi khó đảm bảo vì nhiều yếu tố.
Và kể cả khi tình đồng minh Washington - Riyadh bền chặt, vẫn còn đó "nguy cơ" Iran. Một Tehran đang chịu sự bóp nghẹt của trừng phạt Mỹ luôn sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng Vịnh Ba Tư như bờ vực hồi cuối năm ngoái, không chỉ đẩy giá dầu lên cao mà còn củng cố vai trò của nước Nga.
Tóm lại, GS Nikolas K. Gvosdev cho rằng Moscow tự tin bước vào cuộc chiến giá dầu lúc này với 2 mục tiêu bao trùm: Đẩy các nhà sản xuất năng lượng Mỹ ra khỏi cuộc chơi và đưa Riyadh đến giới hạn hỗ trợ của Washington. Hơn hết, dường như ông Putin đang diễn lại đúng theo kịch bản mà ông Trump đề ra cho các cuộc chiến thương mại: Hãy sẵn sàng nhận thiệt hại ngắn hạn nếu tin rằng đối thủ chắc chắn sẽ thủng lưới.