Kinhtedothi - Moscow đang bị cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Việc nhập khẩu vi mạch để sản xuất thẻ ngân hàng liên kết nội địa được xem là một phương án hữu hiệu giúp Nga vượt qua cơn khủng khoảng tài chính này.
Theo Reuters, Nga đang chuyển hướng sang Trung Quốc để nhập các bộ phận vi mạch - nguyên liệu để sản xuất thẻ ngân hàng liên kết với hệ thống thanh toán nội địa Mir.
Logo của hệ thống thanh toán MIR được trưng bày tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: Reuters
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga do cuộc tấn công vào Ukraine đã khiến Moscow bị cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu cũng như không thể tiếp cận một nửa trong số 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối và vàng.
Oleg Tishakov, thành viên hội đồng quản trị Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia (NSPK), cho biết Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu vi mạch khi các nhà sản xuất châu Á tạm ngừng sản xuất trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và châu Âu ngừng hợp tác với Moscow sau các lệnh trừng phạt.
"Chúng tôi đang tìm kiếm các nhà cung cấp vi mạch mới và [đã] tìm thấy đối tác ở Trung Quốc, với quá trình chứng nhận đang diễn ra", Tishakov nói trong một cuộc họp hôm thứ Ba, mà không tiết lộ thông tin chi tiết.
Một số ngân hàng lớn nhất của Nga không còn quyền truy cập vào hệ thống nhắn tin ngân hàng toàn cầu SWIFT và thẻ thanh toán quốc tế Visa và MasterCard đã ngừng phục vụ các tài khoản của Nga ở nước ngoài. Kết nối của Mir với Apple Pay đã bị xóa vào tháng trước.
NSPK đã phát hành hơn 2 triệu thẻ Mir từ cuối năm 2021 đến tháng 3, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của hệ thống, với tổng số thẻ hiện nay là 116 triệu.Tất cả các ngân hàng lớn của Nga đã báo cáo nhu cầu thẻ nội địa ngày càng tăng, một số ngân hàng hiện đang đồng phát hành với UnionPay của Trung Quốc, một hệ thống thanh toán thay thế cho Visa và MasterCard để người Nga mua hàng ở nước ngoài.
Kinhtedothi - Việc phát hiện những hành động tàn bạo ở Bucha, một thị trấn ngoại ô Kiev nơi các lực lượng Nga rút lui trong những ngày gần đây dưới áp lực của quân đội Ukraine là một trong những nguyên nhân cho động thái của phương Tây.
Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên ngày 17/4 sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng kêu gọi "sa thải" Chủ tịch Fed Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.
Kinhtedothi - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã leo dốc hơn 25%, ghi nhận đợt tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc trong phiên ngày 16/4 khi nhà đầu tư bị cuốn vào vòng xoáy lo ngại về lạm phát, chính sách tiền tệ và chiến tranh thương mại leo thang.
Kinhtedothi - Cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên đầu tuần, sau khi Nhà Trắng thông báo miễn trừ thuế quan đối với điện thoại thông minh và máy tính.