80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành tiền điện tử Mỹ ghi nhận bước ngoặt lớn

Kinhtedothi - Nếu dự luật mới được ban hành, ngành tiền điện tử Mỹ sẽ lần đầu có khung pháp lý liên bang.

Ngày 17/7 (theo giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật quan trọng nhằm thiết lập khung pháp lý liên bang cho stablecoin, loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để duy trì giá trị ổn định theo đồng USD.

Dự luật stablecoin, còn được gọi là Đạo luật Genius, hiện đang được chuyển lên Tổng thống Donald Trump và nhiều khả năng sớm được ký ban hành.

Song song với Đạo luật Genius, Hạ viện cũng phê chuẩn Đạo luật Minh bạch, văn bản có ý nghĩa sâu rộng hơn khi đề xuất chuyển phần lớn quyền giám sát thị trường tiền kỹ thuật số từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) sang Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC). Động thái này được kỳ vọng sẽ giảm bớt áp lực pháp lý đối với các công ty tiền điện tử, vốn từng bị SEC kiện tụng dưới thời chính quyền ông Biden.

Dự luật stablecoin, còn được gọi là Đạo luật Genius, hiện đang được chuyển lên Tổng thống Donald Trump và nhiều khả năng sớm được ký ban hành. Ảnh: Shutterstock

Bà Kara Calvert, đại diện chính sách của Coinbase, một trong những sàn giao dịch lớn nhất và thường xuyên đối mặt với SEC, cho rằng Đạo luật Minh bạch mới là trọng tâm chính mà ngành đang thúc đẩy.

Theo ông French Hill, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, các đạo luật này phù hợp với định hướng thúc đẩy đổi mới và thu hút vốn đầu tư vào Mỹ trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số.

Tuy nhiên, luật mới vấp phải phản ứng mạnh từ phía Đảng Dân chủ. Đại diện Maxine Waters cho rằng các quy định được viết theo hướng có lợi cho giới đầu tư giàu có, bao gồm cả gia đình ông Trump. Bà cảnh báo đây có thể là mầm mống cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.

Dân biểu Brad Sherman cũng chỉ trích Đảng Cộng hòa đang hành động để phục vụ lợi ích của các công ty tiền điện tử.

Dù vậy, một số nghị sĩ Dân chủ đã bỏ phiếu ủng hộ, cho rằng việc xây dựng khung pháp lý bước đầu vẫn tốt hơn để kiểm soát một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng. Dân biểu Angie Craig nhận định dự luật sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng bằng các tiêu chuẩn tương tự như trong các lĩnh vực tài chính truyền thống.

Đọc thêm: Các ngân hàng trung ương chạy đua gom vàng nội địa giữa bão kinh tế

Việc các đạo luật này được thông qua phản ánh sức ảnh hưởng ngày càng lớn của ngành công nghiệp tiền điện tử tại Washington. Nhiều công ty đã tài trợ hàng trăm triệu USD cho các tổ chức chính trị nhằm hỗ trợ các ứng viên thân thiện với ngành trong cuộc bầu cử năm 2024. Ông Trump cũng công khai ủng hộ tiền kỹ thuật số, trong bối cảnh một số doanh nghiệp liên quan đã củng cố tài sản của gia đình ông.

Trong tuần, một nhóm nhỏ Đảng viên Cộng hòa bảo thủ tại Hạ viện đã gây sức ép đòi bổ sung điều khoản cấm Cục Dự trữ Liên bang phát hành đồng tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC). Dự luật này cũng được Hạ viện thông qua và chuyển lên Thượng viện, nhưng chưa rõ khả năng được chấp thuận.

Lãnh đạo Hạ viện hứa sẽ gắn điều khoản cấm CBDC vào dự luật quốc phòng thường niên, văn bản có tính bắt buộc cao, nhằm thuyết phục các nghị sĩ bảo thủ. Tuy nhiên, một số người vẫn hoài nghi. Dân biểu Marjorie Taylor Greene cảnh báo CBDC sẽ cho phép chính phủ kiểm soát tài chính cá nhân và tuyên bố phản đối cả Đạo luật stablecoin.

Tại Thượng viện, các nghị sĩ đang xem xét soạn thảo phiên bản riêng của Đạo luật Minh bạch. Một số nhóm bảo vệ người tiêu dùng và chuyên gia pháp lý đã lên tiếng phản đối, cho rằng đạo luật có thể làm suy yếu hệ thống luật chứng khoán hiện hành.

Giáo sư Hilary Allen thuộc Đại học Hoa Kỳ nhận định nếu luật được thông qua, ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số có thể được miễn trách nhiệm với các hành vi sai phạm trong quá khứ.

Dưới thời chính quyền ông Biden, SEC đã tiến hành nhiều vụ kiện chống lại các công ty tiền điện tử, cáo buộc họ phát hành chứng khoán không đăng ký. Đáp lại, các doanh nghiệp trong ngành đã liên kết, tài trợ cho các siêu ủy ban hành động chính trị nhằm đưa người ủng hộ tiền điện tử vào Quốc hội. Kể từ khi ông Trump nhậm chức, các ưu tiên lập pháp của ngành đã nhanh chóng được thúc đẩy.

Tháng trước, Thượng viện thông qua Đạo luật Genius cho phép phát hành stablecoin gắn với đồng USD. Đồng thời, Hạ viện giới thiệu Đạo luật Clarity nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho thị trường tiền kỹ thuật số.

Mục tiêu cuối cùng của ngành là duy trì các lợi thế chính sách đã đạt được và ngăn chặn khả năng bị siết chặt trở lại trong tương lai. Nếu Đạo luật Minh bạch được thông qua, một số chuyên gia cảnh báo cơ quan quản lý như SEC sẽ mất quyền xử lý các vi phạm trong quá khứ. Bà Amanda Fischer, cựu quan chức SEC, nhận định luật sẽ có hiệu lực hồi tố, đồng nghĩa với việc miễn truy cứu cho những hành vi sai phạm của các công ty tiền điện tử.

Đằng sau "tối hậu thư" ông Trump đe Nga

Đằng sau "tối hậu thư" ông Trump đe Nga

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
EU trước vòng xoáy thuế quan với Mỹ

EU trước vòng xoáy thuế quan với Mỹ

18 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Những tín hiệu lạc quan về phục hồi kinh tế châu Âu đang đứng trước phép thử nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần trước cảnh báo áp thuế 30% đối với toàn bộ hàng xuất khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ ngày 1/8 nếu không đạt được một thỏa thuận thương mại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ