Ảnh minh họa |
Do nghề GCKLT thuộc lĩnh vực cơ khí, có tính chất gia công nên sinh viên phải yêu nghề, có sức khỏe tốt, sự tập trung, tỉ mỉ thì mới theo đuổi được. Để tạo điều kiện cho sinh viên theo học GCKLT rèn luyện các kỹ năng, trường CĐN Việt Xô số 1 đã ký kết với trên 50 DN ở khu công nghiệp Quang Minh, Nội Bài, Phát Thiện và các nhà máy lớn (Toyota, Honda, Xuân Hoà, Bright) nhằm xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tế. Nhà trường dự kiến, sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ lý thuyết để tăng thời gian thực hành. Cùng với nâng thời gian thực tập từ 6 tháng lên 9 tháng, trường đẩy mạnh hợp tác với DN, để sinh viên nắm bắt thực tế nhiều hơn, khi ra trường có thể làm việc được ngay tại DN.
Những người học GCKLT sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty sản xuất xe máy, ô tô, các nhà máy sản xuất kết cấu thép, công ty sản xuất kết cấu khung nhà, dầm, đóng tàu... Thị trường việc làm cần nhiều người làm GCKLT, tuy nhiên, hiện nay số trường đào tạo nghề GCKLT không nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Trung tâm Việt Nhật thuộc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2... Vì thế, các trường không đủ nguồn để cung ứng cho thị trường lao động. Do đặc thù công việc nên mức lương của nghề GCKLT rất cao. “Sinh viên ra trường có lương tháng khởi điểm từ 8 – 10 triệu đồng, những người có tay nghề cao 12 – 15 triệu đồng. Những ai có thêm khả năng tiếng Anh, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thu nhập từ 1.000 – 2.000 USD/tháng” – ông Lãng cho biết.