Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu chậm giải ngân đầu tư công

Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Theo đó, người đứng đầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành giải ngân trên 80% kế hoạch.

Trong đó, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị phải bám sát dự thảo Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được HĐND TP thông qua và Thường trực Chính phủ cho ý kiến.

Đặc biệt, tập trung đề xuất các dự án nhằm góp phần thực hiện các định hướng, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển TP, các dự án thuộc danh mục dự án ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch, phù hợp với phương án phát triển của các ngành lĩnh vực và các quận, huyện, TP Thủ Đức đã được đề xuất tại các báo cáo hợp phần liên quan.

Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu chậm giải ngân đầu tư công.Ảnh minh họa 

Các quận, huyện và TP Thủ Đức, cần tích cực rà soát, xem xét trên cơ sở xác định các chỉ tiêu có khả năng chưa đạt được trong giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển của giai đoạn 2026 - 2030 của địa phương để xác định, đề xuất danh mục các dự án phù hợp.

Cùng với đó, UBND TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu việc đề xuất các dự án phải có trọng tâm, trọng điểm, chỉ đề xuất các dự án thực sự cấp bách, không thể thực hiện kêu gọi, xã hội hóa đầu tư, nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện đầu tư.

Đồng thời, các dự án được đề xuất phải có tính khả thi, đảm bảo điều kiện đủ pháp lý đất đai, phù hợp quy hoạch hoặc có định hướng, giải pháp và lộ trình cụ thể tháo gỡ các vướng mắc để đảm bảo tiến độ triển khai và giải ngân vốn…

Văn bản chỉ đạo nhấn mạnh, người đứng đầu các sở, ngành, Chủ tịch các quận, huyện và TP Thủ Đức chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nếu lựa chọn dự án không đúng đối tượng, không đầy đủ, không đảm bảo hoàn thành giải ngân trên 80% kế hoạch vốn đầu tư trung hạn; không để xảy ra việc đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công.

Đối với các dự án chuyển tiếp, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị đề xuất đủ nhu cầu vốn cho tất cả các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thời gian thực hiện được chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030.

Đối với các dự án có thời gian thực hiện, hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 nhưng bị kéo dài sang giai đoạn 2026 - 2030, đề nghị các đơn vị rà soát, đánh giá, làm rõ các nguyên nhân và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc kéo dài thời gian thực hiện để làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 quy định.

Cùng với đó, đối với các dự án mới, thì danh mục các dự án phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, theo đó các dự án có tính chất ưu tiên cao hơn thì phải được xếp lên trên trong cùng một danh mục duy nhất, không chia các dự án thành các danh mục ưu tiên khác nhau.

Về khả năng huy động nguồn lực để đầu tư, UBND TP Hồ Chí Minh giao các sở, ngành, UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức nghiên cứu rà soát, đề xuất áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh huy động nguồn lực để đầu tư và xác định hình thức đầu tư phù hợp.

Song song với đó, giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức hoàn thiện danh mục các nhiệm vụ, chương trình, dự án có sắp xếp thứ tự ưu tiên và có phân loại theo khả năng huy động nguồn lực để đầu tư phù hợp với từng nhóm nhiệm vụ, chương trình, dự án được đề xuất và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/8/2024.

UBND TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các đơn vị rút ngắn 30% thời gian giải quyết thủ tục đối với các dự án đầu tư công, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ vì lý do chủ quan; đề nghị nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện; trực tiếp kiểm tra, giám sát, bám sát tiến độ thực hiện và giải quyết các thủ tục liên quan.

Liên quan đến vấn đề đầu tư công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, theo thông tin từ Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, trong 7 tháng đầu năm 2024 vốn đầu tư công từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện 20.744,4 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ (7 tháng năm 2023 thực hiện 19.927,9 tỷ đồng).

Trong số 20.744,4 tỷ đồng vốn đầu tư công từ ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh, vốn ngân sách cấp Thành phố quản lý ước thực hiện 20.712,4 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 26,1% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Còn lại vốn ngân sách cấp huyện ước thực hiện 32 tỷ đồng, bằng 13,2% so với cùng kỳ và đạt 28,5% kế hoạch vốn cấp huyện.

Bên cạnh đó, riêng trong tháng 7/2024, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện đạt 4.182,2 tỷ đồng, tăng 33,6% so với tháng trước và giảm 13,9% so với cùng kỳ.

Trong đó, vốn ngân sách cấp TP quản lý ước thực hiện 4.178,2 tỷ đồng, tăng 33,6% so với tháng trước và giảm 13,5% so với cùng kỳ; vốn ngân sách cấp huyện ước thực hiện 4 tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng trước và bằng 12,5% so với cùng kỳ (do kế hoạch vốn từ ngân sách cấp huyện năm 2024 chỉ bằng 16,8% năm 2023).

Kinh tế TP Hồ Chí Minh: phục hồi và thách thức

Kinh tế TP Hồ Chí Minh: phục hồi và thách thức

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

14 Jul, 08:48 AM

Kinhtedothi - Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Chương trình “Ngày hội đổi rác lấy quà” nằm chuỗi hoạt động vì môi trường “Let’s Go Green with SeABank” được Ngân hàng triển khai thường niên với rất nhiều hoạt động thiết thực như: trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu dọn bờ biển, tặng quà thân thiện môi trường, tái chế rác thải.

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

14 Jul, 08:38 AM

Kinhtedothi - Bước vào cao điểm mùa mưa bão, việc bảo đảm an toàn tuyệt đối các trọng điểm xung yếu đê điều là nhiệm vụ được TP Hà Nội đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trước diễn biến ngày một bất thường, khó lường của các loại hình thiên tai.

Tỷ giá USD hôm nay 14/7: tăng ngay đầu phiên

Tỷ giá USD hôm nay 14/7: tăng ngay đầu phiên

14 Jul, 06:59 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 14/7, thị trường tự do cơ bản đi ngang so với phiên trước đó. Các ngân hàng thương mại niêm yết ngang giá mua – bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm đứng mức 25.128 đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ