Nhu cầu căn hộ cao cấp cho thuê sẽ tăng
Trong khi đó, nguồn vốn FDI tiếp tục được “đổ bộ” vào Thủ đô, không chỉ tạo động lực tăng trưởng quan trọng về kinh tế, mà còn thu hút lượng lớn chuyên gia chất lượng cao trong và ngoài nước đến sinh sống, làm việc.
Do đó, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp ở khu vực trung tâm, đây là cơ hội lớn để các nhà đầu tư BĐS khai thác, phát triển những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng dài hạn.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn cung căn hộ cao cấp cho thuê ở Hà Nội, đặc biệt là khu vực trung tâm vẫn duy trì ở mức thấp, do thiếu hụt các dự án mở bán mới. Cụ thể, năm 2024, nguồn cung tại Hà Nội với khoảng 30.000 sản phẩm mở bán mới, nhưng khu vực trung tâm chỉ đóng góp khoảng 1%.
Trong tương lai, nguồn cung tại khu vực trung tâm Hà Nội chỉ có thể trông chờ từ các dự án căn hộ dịch vụ hoặc dự án cải tạo chung cư, tập thể cũ.
“Do đó, lựa chọn đầu tư căn hộ cao cấp tại các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng... là phương án đầu tư tương đối phù hợp, mỗi sản phẩm này đều là cơ hội đầu tư tương đối hiếm hoi trong bối cảnh nguồn cung sẽ tiếp tục khan hiếm, khi quỹ đất nội đô cạn kiệt và các quy định nghiêm ngặt về mật độ, xây dựng” - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - TS Nguyễn Văn Đính nhìn nhận.

Theo Giám đốc vận hành khách sạn - T&T Hospitality Đinh Thị Nga, tỷ lệ lấp đầy các căn hộ dịch vụ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang ở mức cao hơn so với sản phẩm khách sạn. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn nằm trong khoảng từ 68 - 70%, trong khi tỷ lệ lấp đầy căn hộ dịch vụ từ 80 - 89%.
“Không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú tại, các sản phẩm được hoàn thiện với tiêu chuẩn từ 4 - 5 sao, có tiện ích, chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn. Sản phẩm căn hộ dịch vụ còn đáp ứng nhu cầu sinh sống của đội ngũ chuyên gia chất lượng cao, như nhu cầu nấu ăn, có không gian sinh hoạt, giao lưu cùng cộng đồng... Nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu rất cao, giúp giá thuê tăng trưởng ít nhất 5%/năm/m2 và giá cho thuê tăng từ hai chữ số mỗi năm/căn hộ/chu kỳ thuê” - bà Đinh Thị Nga cho hay.
Phân khúc căn hộ cho thuê là dòng sản phẩm tiềm năng, bởi rất khó tìm kiếm các sản phẩm nhà ở lâu dài tại các quận lõi trung tâm phù hợp để đầu tư, vì với mặt bằng giá "neo" cao hiện tại, mặc dù vẫn còn khả năng tăng trưởng về giá trong tương lai, nhưng dư địa tăng trưởng sẽ không còn nhiều. Do đó, nhu cầu đầu tư sẽ hướng đến các sản phẩm đem lại giá trị thương mại, nghĩa là khả năng khai thác cho thuê vì có tỷ suất sinh lời tốt và bền vững.
“Thị trường căn hộ dịch vụ cho thuê, nhất là tại khu vực trung tâm đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ nhờ tăng trưởng kinh tế, làn sóng FDI dồi dào và thay đổi trong lối sống, đề cao sự di chuyển linh hoạt về chỗ ở và chất lượng dịch vụ, tiện ích của những người trẻ. Những dự án chất lượng, pháp lý đầy đủ, được hoàn thiện, vận hành bởi các đơn vị uy tín sẽ góp phần làm đa dạng và sinh động phân khúc căn hộ cho thuê” - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường BĐS Việt Nam Phạm Thị Miền khẳng định.

“Cởi nút thắt” pháp lý tạo xung lực cho thị trường bất động sản năm 2025
Kinhtedothi - Triển vọng thị trường bất động sản (BĐS) năm 2025 được định hình trên nền tảng thành quả kinh tế tích hợp năm 2024 và các cơ hội mới, gắn với cải cách thể chế và biến động thị trường chung trong nước và quốc tế.

Bất động sản hút vốn trái phiếu: Thêm cơ hội để phục hồi
Kinhtedothi - Năm 2024, kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) tăng mạnh, với những đợt phát hành quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng, đang tạo ra hiệu ứng mạnh cho đà phục hồi, tăng trưởng của thị trường BĐS trong năm 2025.

Hơn 200 dự án bất động sản tiếp tục được tháo gỡ pháp lý
Kinhtedothi – Trong năm 2024, Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đưa ra giải pháp, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án bất động sản (BĐS), với 210 dự án được tháo gỡ.