Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những loại củ không nên ăn khi đã mọc mầm

An Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thói quen của các bà nội trợ thường hay mua củ quả gia vị tích sẵn để có thể sử dụng, nêm nếp với nhiều món ăn hàng ngày nhưng chính thói quen đó lại dẫn đến việc sử dụng không kịp, các loại củ nảy mầm lúc nào không hay. Vậy nên, chị em nội trợ cần biết những loại củ nào không nên ăn khi đã mọc mầm và có tác hại như thế nào cho sức khỏe.

Khoai tây: Mầm khoai tây có chứa solanin – một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Vì vậy, tuyệt đối được sử dụng khoai tây mọc mầm để chế biến món ăn.
 
Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, đây chính là hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với một lượng nhỏ, glycoalkaloids có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và hạ cholesterol. Tuy nhiên, với một hàm lượng cao, chúng có thể trở nên độc hại. Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm. Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.

Đậu phộng nảy mầm: Nếu bắt gặp thì hãy nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi căn bếp nhà bạn, bởi nó đã trở thành thực phẩm gây ung thư. Không chỉ nảy mầm mà đậu phộng mốc cũng có thể sản xuất một lượng lớn độc tố aflatoxin, chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới được liệt kê vào danh sách là một chất gây ung thư. Sau khi ăn, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư ở người.
Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên hạt lạc mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời trong quá trình nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc. Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người, gây nên bệnh ung thư gan. Lúc đầu mầm có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục. Thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Aflotoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rang ở nhiệt độ tới 1500C trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn. Ăn phải vẫn rất nguy hiểm.
 
Gừng: Khi bị nẫu hoặc mọc mầm, mặc dù gừng vẫn còn vị cay những sẽ gây nguy hiểm do chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm hoặc dập nát đặc biệt gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Củ sắn: Các chất alkaloid solanine sẽ được sinh ra khi sắn mọc mầm và chính điều này khiến cho sắn trở thành loại củ cực độc. Chất độc trong sắn mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn không ăn những củ đã mọc mầm và khi chế biến phải gọt vỏ thật kĩ, cắt bỏ hai đầu củ và luộc chín.

Khoai môn: Mặc dù bản chất của khoai môn là loại củ đã mọc mầm, chỉ là khi sử dụng người ta cắt bỏ phần thân và lá. Tuy nhiên, nếu lại mọc mầm lần nữa thì các chất dinh dưỡng trong nó sẽ mất đi hoặc biến chất có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hành: Tuy không độc nhưng khi ăn hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi mầm nên hành bị xốp, ọp, mất đi tinh dầu, không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi vậy, không nên ăn hành khi đã mọc mầm.
  Bảo quản đúng cách để không mọc mầm

- Khoai tây, khoai lang nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

- Hành, tỏi khi mua về nên mang phơi nắng cho tới khi lớp vỏ mỏng bên ngoài bong ra rồi mang vào, để nơi thoáng, tránh ẩm ướt.

- Lạc nên phơi khô, bóc bỏ vỏ rồi cho vào hũ hay lọ thủy tinh kín hơi thì sẽ bảo quản được lâu hơn.

- Gừng để trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý là nên cho vào hũ, hộp đựng để gừng không bị khô và mất mùi.