Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 1

Sau 70 năm, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn luôn là niềm cảm hứng dồi dào, khích lệ các nghệ sĩ Việt Nam tạo ra những kiệt tác nghệ thuật, từ đó kể lại câu chuyện và tôn vinh giá trị lịch sử của chiến dịch.

Với sức sáng tạo và niềm đam mê vô tận, các nghệ sĩ trẻ Hà Nội đã sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhằm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tri ân các anh hùng, liệt sĩ và những người đã hi sinh vì chủ quyền, độc lập dân tộc.

Những sản phẩm nghệ thuật sáng tạo này còn nhằm phát huy tình yêu đất
nước, con người và lịch sử dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 2

Những ngày đầu tháng 5, tầng 4 của Bảo tàng Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia
Lâm) chật kín du khách đến chiêm ngưỡng triển lãm các kiệt tác điêu khắc ánh sáng của nghệ sĩ Bùi Văn Tự.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 3

Trong không gian của phòng trưng bày, nghệ sĩ Bùi Văn Tự trưng bày một tác phẩm điêu khắc làm bằng gậy gỗ, bưu kiện và lá cây. Những vật liệu như được sắp xếp không theo thứ tự cụ thể nào, khiến cho du khách không khỏi thắc mắc liệu tác phẩm đã hoàn thành chưa.

Trước sự ngỡ ngàng của du khách, người nghệ sĩ 32 tuổi bật đèn và xoay tác phẩm điêu khắc, phản chiếu khối điêu khắc lên tấm màn trắng phía sau.

Trên màn chiếu đó hiện lên hình ảnh một người dân công đang điều khiển chiếc xe thồ lên đồi, núi cao.

Theo Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, xe thồ là phương tiện vận chuyển chính trong chiến dịch Điện Biên Phủ vì tính linh hoạt, cơ động và sức tải lớn.

Được mệnh danh là “vua vận tải trên chiến trường”, những người dân công đã điều khiển xe thồ vượt chặng đường dài 1.500 km để vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men và nhu yếu phẩm cho bộ đội tại chiến trường Điện Biên Phủ.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 4

Trong số những người dân công đó, nổi bật là ông Mã Văn Thắng (tỉnh Phú Thọ). Chiếc xe đạp thồ do ông gia cố đã lập kỷ lục vận chuyển trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, có chuyến chở 325kg hàng, gấp 13 lần một người gồng gánh.

Để biến một chiếc xe đạp thành xe thồ, dân công buộc một đoạn tre nhỏ, dài khoảng 1 mét vào ghi-đông để để điều khiển, và thêm một đoạn tre dài khoảng nửa mét vào yên xe để vừa giữ thăng bằng vừa đẩy xe đi.

Với sự tinh xảo cao nhất, tác phẩm của nghệ nhân Bùi Văn Tự Tác được chạm khắc tỉ mỉ đến mức du khách có thể nhìn thấy tất cả những chi tiết này một cách rõ ràng.

Nhưng điều kì diệu không dừng ở đó.

Nghệ sĩ Bùi Văn Tự xoay tác phẩm điêu khắc và thay đổi góc nhìn của du khách. Ở một vị trí khác, tấm màn hiện lên hình ảnh ba chiến sĩ bộ đội Việt Nam giương cao và vẫy lá cờ Tổ quốc trên nóc hầm của Tướng De Castries.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 5

Tự đặt tên cho tác phẩm điêu khắc của mình là “Chiến sĩ Điện Biên”. Anh còn thực hiện hai tác phẩm khác mô tả chân dung Đại tướng Võ Nguyên  Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ba tác phẩm trong bộ sưu tập “Huyền thoại Điện Biên”.

Sau đó, nghệ sĩ trẻ dẫn du khách đi tham quan một tác phẩm điêu khắc ánh sáng khác mang tên “Tự hào Việt Nam”. Lần này, màn trình diễn ánh sáng tái hiện cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, cờ Đảng, Quốc kỳ và bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

 

“Tác phẩm thể hiện ý tưởng: Tư tưởng của Bác Hồ, đường lối của Đảng…
chính là ngọn đuốc soi sáng, là yếu tố then chốt dẫn tới Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử”, nghệ sĩ Bùi Văn Tự nói.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 6

Tuần trước, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã thực hiện vở diễn “Sống mãi với Điện Biên” nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Vở diễn bắt đầu với việc các chiến sĩ Điện Biên thể hiện niềm vui mừng, hạnh phúc sau khi giành thắng lợi trong trận đánh cam go.

Theo NSND Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, buổi trình diễn đã đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc. Trong suốt 90 phút, các nghệ sĩ đã tái hiện không khí phấn khởi, kiên cường, đam mê của các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ cũng như lực lượng dân công hỏa tuyến.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 7

Được đánh giá là hình ảnh tiêu biểu nhất, hoạt cảnh kéo pháo vượt núi cao vào trận địa đã được tái hiện hoàn hảo. Trong hoạt cảnh này, các nghệ sĩ phải đưa pháo trụ đỡ trên vai trong tiếng đạn pháo nổ vẫn đồng lòng hò kéo pháo lên dốc.

Đặc biệt đáng chú ý là cảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện anh dũng hi sinh thân
mình chèn pháo.

 

“Đó là một cảnh tượng đầy cảm xúc và tự hào”, nghệ sĩ Nguyễn Hà Bình đến từ Liên đoàn Xiếc Việt Nam xúc động. “Thực hiện hoạt cảnh hò kéo pháo tôi rất xúc động và tự hào. Khi mới được giao đảm nhiệm, tôi còn khá lúng túng.

Vì vậy, tôi phải đọc nhiều sách báo, xem các thước phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa, lắng nghe hướng dẫn của đạo diễn để có thể nhập vai, nỗ lực thể hiện được hết tinh thần bất khuất và đặc điểm của nhân vật”.

Khán giả còn cảm động trước hoạt cảnh tái hiện trận đánh tiêu diệt cứ điểm Him Lam, khi anh hùng Phan Đình Giót dùng thân mình lấp lỗ châu mai để tạo điều kiện cho đồng đội xung phòng, hay cảnh anh hùng Bế Văn Đàn dùng vai làm giá đỡ ba chân cho đồng đội đặt súng máy.

Nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Thường, người thủ vai anh hùng Bế Văn Đàn, cho biết: "Khi vào vai anh hùng Bế Văn Đàn, bằng ngôn ngữ xiếc, tôi cố gắng luyện tập, tạo hình tượng anh hùng dũng cảm không ngần ngại cầm hai chân khẩu trung liên đặt lên vai mình”.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 8

“Ở hoạt cảnh này, kỹ thuật xiếc đế trụ được chúng tôi áp dụng, nhằm khắc họa hình ảnh vinh quang khi người chiến sĩ đứng trên cao phất cờ Tổ quốc trên nóc hầm”.

Trao đổi với phóng viên, tổng đạo diễn của vở diễn, NSND Tống Toàn Thắng, chia sẻ: “Từng hoạt cảnh của Điện Biên Phủ tái hiện hình ảnh các anh hùng liệt sĩ, đặc biệt có những màn anh Bế Văn Đàn ơi, Qua miền Tây Bắc, Hành quân xa rồi, Trên đồi Him Lam, Hò kéo pháo… để truyền cảm xúc tới khán giả.

Khi thì cảm xúc hào hùng, lúc lại sâu lắng nhằm đưa người xem tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh bằng ngôn ngữ xiếc”.

Đây cũng là cách để mỗi nghệ sĩ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam tri ân tới những thế hệ đi trước, đặc biệt là những người đã tham gia “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, NSND Tống Toàn Thắng nói.

 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 9
 Niềm cảm hứng bất tận đối với nghệ sĩ trẻ - Ảnh 10

09:10 06/05/2024