Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nỗ lực tìm kiếm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hơn 3 ngày đã trôi qua, công tác tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777 chở 239 người của Hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) bị mất tích hôm 8/3 vẫn đang được triển khai rất tích cực với sự tham gia của các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Tích cực hợp tác tìm kiếm

Ước tính, khoảng 39 máy bay, 40 tàu của Philippines, Singapore, Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Australia và Việt Nam đã và đang tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay bị mất tích. Trong khi đó, người đứng đầu Trung tâm tìm kiếm và cứu nạn trên biển Trung Quốc Hà Kiến Trung ngày 10/3 cho biết, 4 tàu tuần tra và cứu nạn cùng 2 tàu chiến của hải quân, trong đó có tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn đã tham gia tìm kiếm cứu chiếc máy bay bị mất tích. Ngoài ra, 3 tàu tuần tra và cứu nạn (mang số hiệu 115, 31 và 101) thuộc sự quản lý của Bộ GTVT Trung Quốc cũng được triển khai tới vùng biển được cho là nơi mất tín hiệu liên lạc với chiếc máy bay Boeing 777.
Lực lượng chức năng Malaysia đang tích cực tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích.          Ảnh: AFP
Lực lượng chức năng Malaysia đang tích cực tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích. Ảnh: AFP
Cùng ngày, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn Việt Nam cho biết, ngày 10/3, các lực lượng tiếp tục tìm kiếm mở rộng về phía Tây Bắc so với khu vực tìm kiếm ban đầu. Malaysia đã thống nhất với Việt Nam tìm kiếm phía Nam vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh. Singapore thống nhất sẽ tìm kiếm khu vực giữa Việt Nam và Malaysia.

Lỗ hổng an ninh

Trong khi lực lượng máy bay, tàu tuần tra của các nước đang chủ động, tích cực tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích, nghi vấn về một vụ tấn công khủng bố càng được củng cố khi cơ quan chức năng phát hiện ít nhất 2 hành khách trên máy bay sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp, trong đó, 1 từ Italia và 1 từ Áo. Theo Bộ
Giá cổ phiếu của MAS đã giảm tới 10% do nhà đầu tư lo ngại những tổn thất mà hãng này phải gánh sau vụ việc trên.
trưởng Bộ Nội vụ Malaysia Zahid Hamidi, 2 hành khách đã sử dụng hộ chiếu đánh cắp này có nét mặt của người châu Á và khẳng định sẽ tiến hành một cuộc điều tra nội bộ, đặc biệt đối với các nhân viên đã làm nhiệm vụ tại quầy làm thủ tục cho hành khách đi chuyến bay MH370 sau khi để lọt 2 hành khách khả nghi trên.

Hiện, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích về những lỗ hổng trong công tác an ninh của MAS và cơ quan an ninh Malaysia. Bất chấp việc Tổng Giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahman hôm 10/3 khẳng định, an ninh tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur tuân thủ theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế, Tổng Thư ký Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) Ronald Noble cho rằng, việc hành khách sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp mà nhà chức trách không phát hiện ra là điều rất đáng lo ngại. Cảnh sát Thái Lan đã tiến hành điều tra mạng lưới cung cấp hộ chiếu giả sau khi phát hiện 2 người mang hộ chiếu giả đều bị đánh cắp cách đây 2 năm tại Thái Lan.

Tối 10/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Qúy Tiêu bày tỏ: “đáng buồn là chưa có một tín hiệu tích cực về máy bay Malaysia”. Hôm nay, 11/3, lực lượng cứu hộ Việt Nam sẽ tập trung nhiều hơn, mở rộng quy mô tìm kiếm.