70 năm giải phóng Thủ đô

Nỗi lo dư cung lấn át, giá dầu Brent lao dốc gần 3% trong tuần

Nguyễn Thu (Theo MarketWatch)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tính chung trong tuần, giá dầu WTI mất 3,1%, còn giá dầu Brent giảm 2,7%, theo dữ liệu từ Dow Jones Market.

Giá dầu chứng kiến tuần tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần qua trong khi số ca nhiễm dịch Covid-19 tăng kỷ lục tại Mỹ và châu Âu dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ.
Giá dầu thế giới đi xuống giảm trong phiên 19/10, khi đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát mạnh trên toàn cầu. Giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm còn 40,83 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent cũng hạ 31 xu Mỹ, xuống 42,62 USD/thùng tại sàn London.
Sang phiên 20/10, giá dầu phục hồi khi tăng hơn 1% với kỳ vọng Nhà Trắng và đảng Dân chủ sắp đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ mới. 
 Giá dầu chứng kiến tuần giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp.
Tuy nhiên, cả dầu Brent và dầu WTI đều lao dốc hơn 3% trong phiên 21/10, ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất trong ba tuần qua.
Giá dầu quay đầu đi lên trong ngày 22/10 khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ giảm xuống mức thấp mới từ hồi đại dịch Covid-19 và tiến triển về gói viện trợ kinh tế mới đã thúc đẩy triển vọng nhu cầu năng lượng.
Đà suy yếu của giá dầu được tiếp nối trong phiên ngày thứ Sáu (23/10) do xuất khẩu dầu gia tăng từ Libya, sự không chắc chắn về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ và những lo ngại về nhu cầu dầu thô.
Chốt phiên ngày 23/10, giá dầu sụt 79 xu Mỹ (tương đương 1,9%) xuống 39,85 USD/thùng - mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 12/10.
Trong khi đó, giá dầu Brent cũng hạ 69 xu Mỹ (tương đương 1,6%) còn 41,77 USD/thùng.
Tính trong trong tuầ, giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 3,1%, giá dầu Brent sụt 2,7%, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.
Thị trường năng lượng giao dịch ảm đạm trong tuần qua giữa lúc số ca lây nhiễm Covid-19 diễn biến nghiêm trọng tại Mỹ và châu Âu, gia tăng lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng sụt giảm.
Một số bang của Mỹ thông báo số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục, trong khi Pháp kéo dài lệnh giới nghiêm vốn tác động tới khoảng 2/3 dân số nước này giữa lúc làn sóng Covid-19 thứ hai đang lan rộng khắp châu Âu.
Chuyên gia cao cấp Phil Flynn tại Price Futures Group ở Mỹ nhận xét: “Hiện triển vọng nhu cầu phục hồi đang chịu sức ép khi số ca lây nhiễm Covid-19 mới tăng cao tại nhiều quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Theo chuyên gia Phil Flynn,  giá dầu còn chịu áp lực từ nguồn cung.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya cho biết đã dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng đối với những đơn hàng vận chuyển từ cảng Es Sider và Ras Lanuf, có nghĩa là những cảng này có thể đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng về xuất khẩu.
Libya đã nối lại xuất khẩu dầu vào tháng trước sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 8 tháng. Sản lượng dầu của Libya đạt 560.000 thùng/ngày vào ngày 21/10, tăng từ 150.000 thùng/ngày hồi tháng 9, theo một báo cáo của Bloomberg.
“Xuất khẩu của Libya có thể vượt 1 triệu thùng/ngày trong 4 tuần”, Marshall Steeves - chuyên gia phân tích thị trường năng lượng tại IHS Markit, nhận định.
Giá dầu đã khởi sắc trong phiên giao dịch trước đó, một phần nhờ những nhận định từ Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông nhận thấy không cần thiết để các nhà sản xuất dầu chủ chốt thay đổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại, cho thấy Nga sẵn sàng giảm cung theo hạn ngạch.
Được biết, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, còn được gọi là OPEC+, dự định sẽ tăng sản lượng khai thác thêm 2 triệu thùng dầu/ngày từ tháng 1/2021 như một phần trong kế hoạch tăng nguồn cung dần lên khi nhu cầu phục hồi.
Tuy nhiên, làn sóng bùng phát dịch Covid-19 thứ hai, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phục hồi yếu ớt và giá dầu đang ở mức thấp, đặt ra câu hỏi về việc liệu thời điểm tăng sản lượng khai thác có quá sớm hay không.
Nhóm OPEC+ đã thực hiện đợt cắt giảm nguồn cung kỷ lục từ tháng 5/2020, nhằm giúp đẩy giá “vàng đen” đi lên sau khi chạm mức đáy trong hàng thập kỷ. Nhờ nỗ lực cân bằng cung cầu của OPEC+, giá dầu Brent đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 21 năm qua khi trượt về mức 16 USD/thùng hồi tháng 4.
Nhu cầu nhiên liệu yếu kém là mối quan tâm chính trên thị trường dầu kể từ sự gián đoạn đi lại vì đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát hồi đầu năm nay. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo trong 4 tuần kết thúc ngày 16/10, nhu cầu xăng ô tô đã giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước./.