Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Ông lớn" Toshiba đối mặt với nguy cơ phá sản

Kinhtedothi - Tập đoàn Toshiba đứng trước nguy cơ phá sản, khi xác nhận thâm hụt 6,3 tỷ USD vì thất bại trong lĩnh vực kinh doanh điện hạt nhân.

Trong phiên giao dịch ngày 15/2, tại thị trường châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh hơn 1%, trước nguy cơ tập đoàn Toshiba phá sản. Sau đó vài giờ, ông Shigenori Shiga, Chủ tich Toshiba đã từ chức. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại và cổ phiếu Toshiba lao dốc 11,4%.

Toshiba là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong ngành công nghiệp điện tử tại Nhật Bản cũng như trên thế giới. Tuy nhiên hãng này đang phải tính đến chuyện phá sản vì làm ăn thua lỗ. Cụ thể, “ông lớn” ngành điện tử Nhật Bản xác nhận khoản lỗ tới 6,3 tỷ USD, phần lớn đến từ việc thất bại do những vấn đề từ bộ phận xây dựng hạt nhân tại Mỹ. Cho dù các lĩnh vực khác có lãi, nhưng vẫn không thể gánh được khoản lỗ nặng tới từ lĩnh vực điện hạt nhân vốn hao tiền tốn của.

 Toshiba - một trong những tập đoàn trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản đối mặt nguy cơ phá sản.

Hôm 14/2, Toshiba đã không nộp báo cáo tài chính mới nhất lên Sở chứng khoán Tokyo, đồng thời thông báo khoản lỗ khổng lồ trên. Đây là những bước đi đầu tiên có thể dẫn tới việc tuyên bố phá sản. “Thông thường đối với kế hoạch xoay vòng vốn của một DN, họ sẽ tiếp tục kinh doanh trong thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc quay vòng vốn lại không thể đem tới hy vọng cho tương lại của Toshiba”, chiến lược gia Masayuki Kubota của Rakuten Securities cho biết.

Theo đó, “ông lớn” ngành điện tử Nhật Bản sẽ có một buổi hợp với lãnh đạo một số ngân hàng “chủ nợ” để tìm kiếm sự hỗ trợ. Tính đến cuối tháng 9/2016, khoản vay của Toshiba từ các ngân hàng và công ty bảo hiểm đã lên mức 800 tỷ Yên (khoảng 7 tỷ USD). Trong đó, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation và Ngân hàng Mizuho là hai chủ nợ lớn nhất của Toshiba.

Khoản lỗ trên tới từ việc Toshiba mua lại công ty điện hạt nhân Chicago Bridge & Iron (CBI) vào năm 2015. Vừa bị mua với giá đắt, Toshiba còn gặp khó khăn lớn khi nhu cầu điện hạt nhân toàn cầu suy giảm, cộng với quản lý yếu kém khiến chi phí bị đội lên cao và dẫn tới thua lỗ nặng nề.

Toshiba tuyên bố sẽ dừng mở rộng kinh doanh điện hạt nhân, đồng thời tiếp tục rao bán cổ phiếu để hi vọng được cứu trước khi phải tuyên bố phá sản. Trước đó, Toshiba đã bắt đầu thua lỗ trăm triệu USD từ năm 2014, và những bước đi sai lầm khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã có quý tăng trưởng thứ tư liên tiếp trong quý 4/2016 nhờ xuất khẩu mạnh. Tuy nhiên, tiêu dùng yếu và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ thời Tổng thống Donald Trump có thể sẽ là những nhân tố cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Nhật thời gian tới. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, việc tập đoàn Toshiba có nguy cơ đối mặt với khả năng phá sản cũng sẽ tác động ít nhiều tới nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới - vốn cũng dựa vào các tập đoàn trụ cột của quốc gia này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ