Kinhtedothi - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết cho ông một bức thư sau khi ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa bị bắn vào tai trong vụ ám sát hụt ngày 14/7.
Ông Donald Trump gặp gỡ Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản năm 2019.Ảnh: Kevin Lamarque
"Ông Tập đã viết cho tôi một bức thư vô cùng ý nghĩa sau vụ ám sát," ông Trump nói với đám đông tại buổi vận động tranh cử ở Grand Rapids, Michigan.
Ông Trump đề cập đến bức thư của ông Tập khi thảo luận về chính sách kinh tế đối với Trung Quốc trong thời kỳ Tổng thống của mình, ông cũng nói thêm rằng bản thân có "mối quan hệ rất tốt với ông Tập."
Cựu Tổng thống Mỹ cũng nhắc đến các lời nhắn gửi từ các nhà lãnh đạo thế giới khác sau vụ ám sát tại Pennsylvania.
Ông Trump vào thứ Năm ngày 18/7 đã chấp nhận đề cử của Đảng Cộng hòa để trở thành ứng cử viên của Đảng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 tới.
Các nguyên thủ quốc gia trên khắp thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau vụ ám sát tại Pennsylvania.
Thủ tướng Anh, Keir Starmer phát biểu: “Tôi bị shock bởi cảnh tượng kinh hoàng diễn ra tại cuộc vận động của ông Trump. Chúng tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp đến ông và gia đình ông. Bạo lực chính trị dưới mọi hình thức không có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta."
Kinhtedothi - Câu hỏi quan trọng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Donald Trump nhiều tháng qua: “Đảng Cộng hòa sẽ chọn ai làm người đồng hành trong quá trình theo đuổi nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng?”, đã có câu trả lời.
Kinhtedothi - Ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhận định, chiến tranh hiện đang hoành hành ở châu Âu và Trung Đông cũng như tiềm ẩn rủi ro ở châu Á, và hành tinh đang "bên bờ vực của Thế chiến thứ ba".
Kinhtedothi - Ngày 24/4, hai thẩm phán liên bang tại Maryland và New Hampshire (Mỹ) đã ra phán quyết ngăn chặn chính quyền Tổng thống Donald Trump cắt ngân sách đối với các trường học có triển khai chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI).
Kinhtedothi - Các nền kinh tế mới nổi sẽ phải thích nghi với tình trạng điều kiện tài chính toàn cầu bị siết chặt kéo dài hơn dự kiến, trong bối cảnh bất ổn gia tăng do căng thẳng thương mại và những biến động khó lường trên thị trường tài sản an toàn.
Kinhtedothi - Lo ngại về áp lực kinh tế, dòng nhập cư kéo dài và sự mất cân đối trong lợi ích giữa các nước châu Âu là những yếu tố chính khiến dư luận Ba Lan dè dặt với ý tưởng triển khai quân đội tới Ukraine sau ngừng bắn.
Kinhtedothi - Một công cụ tài chính từng giúp Ukraine thoát khủng hoảng nợ năm 2015 nay quay lại gây áp lực, khi Kiev đối mặt nguy cơ phải trả hàng tỷ USD giữa lúc chiến sự còn kéo dài.
Kinhtedothi - Giám đốc điều hành Tập đoàn Boeing, ông Kelly Ortberg, cho biết sẽ không ngần ngại thay đổi nhân sự ở tất cả cấp bậc nếu thấy cần thiết, trong bối cảnh hãng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và quản trị.