“Cứu tinh” tài chính năm 2015 nay trở thành ác mộng nợ với Ukraine
Kinhtedothi - Một công cụ tài chính từng giúp Ukraine thoát khủng hoảng nợ năm 2015 nay quay lại gây áp lực, khi Kiev đối mặt nguy cơ phải trả hàng tỷ USD giữa lúc chiến sự còn kéo dài.

Ukraine đang gặp bài toán khó về tài chính. Ảnh: AOL
Ukraine vừa xác nhận rằng các cuộc đàm phán với nhóm nhà đầu tư đang nắm giữ công cụ tài chính đặc biệt có tên GDP warrant, trị giá 3,2 tỷ USD, đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng. Đây là một loại trái phiếu không trả lãi định kỳ, nhưng sẽ kích hoạt thanh toán nếu nền kinh tế Ukraine tăng trưởng vượt một ngưỡng nhất định, cụ thể là GDP danh nghĩa vượt 125,4 tỷ USD và tăng trưởng từ 3%/năm trở lên.
Công cụ này được phát hành sau khủng hoảng nợ năm 2015, nhằm “chia sẻ lợi ích” với các nhà đầu tư từng đồng ý xóa nợ cho Ukraine. Theo đó, nếu nền kinh tế phục hồi, các nhà đầu tư sẽ được nhận một phần lợi nhuận, tối đa tới 40% phần tăng trưởng vượt ngưỡng, kéo dài đến năm 2041.
Rắc rối phát sinh khi GDP Ukraine năm 2023 tăng 5,3%, khiến nhóm nhà đầu tư yêu cầu chính phủ Kiev chi trả 542 triệu USD vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, chính phủ Ukraine phản bác, cho rằng mức tăng trưởng này không phản ánh sự phục hồi bền vững, mà chỉ là "hồi phục kỹ thuật" sau cú lao dốc nặng nề vì chiến sự năm 2022. Bộ Tài chính Ukraine khẳng định điều kiện để thanh toán chưa được đáp ứng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiện đang hỗ trợ Ukraine với gói cứu trợ 15,6 tỷ USD cũng khuyến nghị cần điều chỉnh cách xử lý khoản chi này để đảm bảo tính bền vững về nợ công.
Nếu không đạt được thỏa thuận, Ukraine có thể chọn mua lại toàn bộ trái phiếu với giá 2,6 tỷ USD trước tháng 8/2027. Tuy nhiên, việc xoay đủ khoản tiền này gần như không thể trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt và quan hệ với Mỹ, nhà tài trợ lớn, đang trở nên khó đoán dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Nga lên tiếng trước kế hoạch lập liên minh tự nguyện vì Ukraine của châu Âu
Kinhtedothi - Quan chức ngoại giao cấp cao của Nga tuyên bố, liên minh tự nguyện vì Ukraine không thể gọi là lực lượng gìn giữ hòa bình vì được huy động từ các quốc gia không trung lập và đã công khai đứng về phía Ukraine”.

Mỹ – Ukraine hướng đến thỏa thuận tài nguyên chiến lược hậu xung đột
Kinhtedothi - Ngày 18/4, Chính phủ Kiev thông tin đang nỗ lực hoàn tất các cuộc đàm phán vào cuối tuần tới với Mỹ về một thỏa thuận hợp tác khai thác tài nguyên khoáng sản tại Ukraine.

Đức công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine
Kinhtedothi - Thủ tướng kế nhiệm Đức Friedrich Merz tuyên bố có thể sẽ cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev, cho thấy bước ngoặt thay đổi chính sách của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz.