Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phần Lan, Thụy Điển tiếp tục gặp khó trên con đường tham gia NATO?

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hungary, một trong hai thành viên NATO chưa chính thức chấp thuận đề nghị gia nhập khối quân sự phương Tây của Thụy Điển và Phần Lan, theo RT.

Hungary, một trong hai thành viên NATO chưa chính thức chấp thuận đề nghị gia nhập khối quân sự phương Tây của Thụy Điển và Phần Lan và có thể cần nhiều thời gian hơn dự kiến để các nhà lập pháp bỏ phiếu phê chuẩn, RT dẫn thông tin chánh văn phòng của Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi ông đến thăm Vienna vào tháng 7/2022. Ảnh: RT
Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi ông đến thăm Vienna vào tháng 7/2022. Ảnh: RT

Theo đó, Budapest đã lên kế hoạch đưa vấn đề này vào phiên họp quốc hội đầu tiên của năm vào đầu tháng này, nhưng Chánh văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/2 cho biết các nhà lập pháp cần thêm thời gian để thảo luận về vấn đề này. 

Quốc hội Hungary cho biết họ có thể tổ chức một cuộc bỏ phiếu cuối cùng về đề xuất mở rộng của NATO trong tuần tới. Tuy nhiên, phụ tá của ông Orban - Gergely Gulyas hôm 25/2 khẳng định với báo giới rằng các nhà lập pháp có thể cần thêm thời gian.

Nghị viện sẽ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự ngày 27/2 và sẽ bắt đầu tranh luận về khả năng NATO có thêm thành viên Thụy Điển và Phần Lan vào tuần tới, ông Gulyas cho biết tại một cuộc họp báo.

Ông nói: “Dựa trên quy định của Hungary, việc thông qua luật mất khoảng bốn tuần, do đó, theo đó, quốc hội có thể bỏ phiếu về vấn đề này vào khoảng nửa cuối tháng 3, vào tuần của ngày 21/3".

Sự chậm trễ diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa hai thành viên NATO được đề xuất và các thành viên Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào tháng trước cho biết ông đã loại trừ khả năng chấp thuận của Thụy Điển. Bất kỳ thành viên NATO nào được đề xuất phải được tất cả 30 thành viên của liên minh chấp thuận.

Ông Erdogan trước đó đã cho phép một trong hai quốc gia Bắc Âu gia nhập khối, với sự miễn cưỡng do cho rằng họ ủng hộ các nhóm người Kurd mà Ankara coi là khủng bố. Dù Thổ Nhĩ Kỳ,  Thụy Điển và Phần Lan đã ký một thỏa thuận vào tháng 6 năm ngoái để giải quyết những lo ngại đó và mở đường cho việc phê chuẩn việc mở rộng NATO; ông Erdogan cho rằng thỏa thuận đó đã bị vi phạm.