Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở: Sự chậm trễ đáng trách

Kinhtedothi - Phát triển nhà ở luôn gắn liền với phát triển đô thị, song hành với nhu cầu cải thiện chất lượng sống của người dân tại các TP lớn. Tuy nhiên, có nhiều địa phương chậm trễ trong việc phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở, khiến Bộ Xây dựng phải nhắc nhở.

Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5462/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư về việc xây dựng hoặc điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và báo cáo về kết quả phát triển nhà ở trong năm 2022. Cụ thể, để thực hiện quy định của Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Nhà ở về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng hoặc điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 làm cơ sở cho việc chấp thuận, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số tỉnh, TP chưa phê duyệt hoặc điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, chưa phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022. Thậm chí, có địa phương thực hiện điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở không đúng quy trình theo quy định, của Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Để thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Nhà ở, các văn bản hướng dẫn nêu trên của Chính phủ và Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương chưa xây dựng, phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, khẩn trương thực hiện theo yêu cầu của Bộ Xây dựng. Sau khi có Chương trình phát triển nhà ở phải xây dựng hoặc điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm, theo quy định cho phù hợp với Chương trình phát triển nhà ở đã phê duyệt. Bộ Xây dựng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, TP trước ngày 30/12/2022 phải có báo cáo kết quả phát triển nhà ở trong năm 2022.

Thực tế, trong những năm qua, nguồn cung nhà ở tại các đô thị lớn được phát triển mạnh nhưng vẫn thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp. Sự chênh lệch cung – cầu về nhà ở đã và đang làm mất cân đối thị trường bất động sản, dẫn đến những hệ lụy nhãn tiền. Mà rõ nhất là giá nhà ở ngày càng tăng cao, vượt quá khả năng tài chính của đại đa số người lao động. Nhiều dự án, khu nhà ở xây dựng xong bỏ hoang suốt nhiều năm, trong khi hàng nghìn người có khó khăn về nhà ở vẫn phải sinh hoạt ở căn nhà xuống cấp, nguy hiểm…

Nếu sự chậm trễ phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở lặp lại sẽ khiến nguồn cung nhà ở không theo kịp nhu cầu cuộc sống. Vì thế, người đứng đầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và cần chủ động, kiên quyết hơn trong chỉ đạo, điều hành. Chủ trương, chính sách đầu tư phát triển nhà ở vẫn luôn được Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, bởi “có an cư mới lạc nghiệp”. Việc phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đối với từng giai đoạn nhất định là tiền để phát huy tốt nguồn lực, nhất là nguồn lực con người để đưa các đô thị phát triển đúng định hướng, tạo sự đột phá.

 

Gỡ vướng về quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội

Gỡ vướng về quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xử phạt để thay đổi thói quen xấu

Xử phạt để thay đổi thói quen xấu

11 Apr, 07:21 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua CSGT Hà Nội đã tăng cường xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông, cho thấy quyết tâm giữ gìn trật tự, ATGT, thay đổi thói quen tuỳ tiện đã hình thành từ rất lâu của không ít người. Đây là việc nên làm vì lợi ích của chính người dân, và cần được duy trì bền bỉ.

Tăng lương phải tăng chất

Tăng lương phải tăng chất

10 Apr, 05:23 AM

Kinhtedothi - Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Dự án Luật Nhà giáo sẽ là một trong những nội dung được xem xét thông qua. Về cơ bản, các điều khoản trong dự án Luật nhận được sự tán thành, thống nhất của đại biểu và dư luận, trong đó có nội dung "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

Nỗ lực để vượt thách thức

Nỗ lực để vượt thách thức

09 Apr, 06:07 AM

Kinhtedothi - Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93% là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2025 và khá đồng đều trong cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ. Dù vậy, bước sang quý II/2025, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước hết đó là những tác động khi mức thuế đối ứng Mỹ vừa công bố, đúng vào thời điểm nhiều nền kinh tế đang vật lộn với tăng trưởng chậm, lạm phát dai dẳng.

Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

05 Apr, 11:47 AM

Kinhtedothi - Tại cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghe báo cáo và cho ý kiến về Chuyên đề đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN) đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất đưa đất nước phát triển.

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

03 Apr, 11:20 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 DN trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 DN mỗi năm. Hà Nội cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhiều giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ