Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng chống bệnh còi xương cho trẻ

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bà mẹ rất quan tâm, tìm hiểu các kiến thức về dinh dưỡng, trong đó có bệnh còi xương ở trẻ.
Điều này rất tốt, tuy nhiên, bên cạnh cách phòng bệnh hiệu quả thì nhiều người lại sai lầm khi tự điều trị còi xương cho con bằng thuốc.

Dấu hiệu của trẻ bị còi xương

Còi xương là bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa canxi, phốt pho do cơ thể thiếu vitamin D và thường gặp ở trẻ em đang thời kỳ lớn nhanh, trẻ thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng. Còi xương không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ. Các biểu hiện thường thấy là trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, ra mồ hôi khi ngủ, rụng tóc sau gáy (dấu hiệu chiếu liếm). Trẻ có thóp rộng 4 - 5cm trở lên, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹt cá trê. Răng mọc chậm, cơ nhẽo, táo bón, trẻ chậm biết lẫy, biết bò, biết đi, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng. Khi bị còi xương nặng, cấp tính, trẻ co giật do hạ canxi máu, hay nôn, nấc khi ăn. Còi xương cũng gặp ở trẻ bụ bẫm do nhu cầu phát triển về chiều cao.

Phòng bệnh thế nào?

Bà mẹ có thai phải làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000 đơn vị/3 tuần, mỗi tuần 200.000 đơn vị. Sau khi sinh, cả mẹ và con không ở trong phòng tối và kín, phòng ở phải thoáng mát và đủ ánh sáng. Trẻ được 2 tuần cần cho ra tắm nắng, nếu có điều kiện cho trẻ uống vitamin D: 400 đơn vị/ngày trong 1 - 2 năm đầu, nhất là về mùa đông cho đến khi trẻ 5 tuổi. Các bà mẹ cần phòng bệnh còi xương cho trẻ ngay từ lúc mới sinh, thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, kết hợp với ăn bổ sung hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt.
Khám bệnh cho trẻ tại Viện Nhi Hà Hội.  	Ảnh:  Linh Anh
Khám bệnh cho trẻ tại Viện Nhi Hà Hội. Ảnh: Linh Anh
80 - 90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ tiền chất vitamin D dưới da nhờ tác động quang hóa của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, phần còn lại, khoảng 10 - 20% được cung cấp từ thức ăn. Để đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày, trẻ cần được cung cấp canxi từ thức ăn và uống canxi bổ sung trong những trường hợp đặc biệt. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu canxi như sữa, phomát, sữa chua, đậu nành, bánh mỳ cùng các loại rau xanh (rau cải, rau bó xôi…), đậu khô, trái cây (nhất là các loại quả có múi như bưởi, cam); các loại thức ăn nhiều đạm (cá hộp, sò, ốc), dầu gan cá, trứng gà….

Điều trị bệnh

Khi trẻ bị còi xương cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày, để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ ra ngoài từ 10 - 15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ), thời gian chiếu nắng tăng dần (30 phút). Dùng ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ mới có tác dụng, nếu qua lần vải hoặc qua cửa kính sẽ còn ít tác dụng. Cho trẻ uống vitamin D 4.000 đơn vị/ngày trong 1 - 2 tháng, tổng liều là 200.000 đơn vị. Trong một số trường hợp bị bệnh (viêm phổi, tiêu chảy) cần tăng liều 5.000 - 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 đơn vị/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm các chế phẩm canxi + B1 + B2 + B6 từ 1 - 2 ống/ngày.

Những hiểu biết về dinh dưỡng canxi và vitamin D là rất cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng biết cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe và cải thiện tầm vóc trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu còi xương liền ra hiệu thuốc mua canxi và các loại vitamin về cho trẻ uống. Có gia đình lại cải thiện dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn thịt cóc, tuy nhiên, nếu không cẩn thận dễ dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu còi xương, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và tư vấn dinh dưỡng tại các cơ sở y tế.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ