Phú Quốc: Hình ảnh xúc động trước lễ kỷ niệm 50 năm "chiến thắng trở về"

Hữu Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Hòa trong không khí kỷ niệm 50 năm "chiến thắng trở về", tại Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam – Phú Quốc (gọi tắt Nhà tù Phú Quốc) nhiều cựu tù và khách du lịch đã đến viếng và tham quan, tìm hiểu những giá trị lịch sử trước ngày diễn ra lễ kỷ niệm.

Nhiều cựu tù chụp ảnh kỷ niệm khi quay lại nhà tù, trong lễ 50 năm "chiến thắng trở về". Ảnh Hữu Tuấn
Nhiều cựu tù chụp ảnh kỷ niệm khi quay lại nhà tù, trong lễ 50 năm "chiến thắng trở về". Ảnh Hữu Tuấn

Những ngày cuối tháng ba, cùng với cả nước kỷ niệm 50 năm chiến thắng trở về, Nhà tù Phú Quốc đã trở thành điểm đến tưởng nhớ, tri ân những người đồng đội của mình đã ngã xuống, nhiều cựu tù chính trị, những chiến sĩ cách mạng đã trở về thắp cho đồng đội mình nén nhang.

Mỗi ngày tại nhà tù có hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ảnh Hữu Tuấn
Mỗi ngày tại nhà tù có hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ảnh Hữu Tuấn

Bồi hồi xúc động trước những hình ảnh đang được lưu giữ tại nhà tù, ông Phù Xí Khiếu một cựu tù đang sống tại Phú Quốc kể lại rằng: Mỗi khi thấy đồng đội của mình bị tra tấn, đánh đập, trong lòng đầy căm phẩn nhưng vẫn cố kìm ném. Một trong những cai ngục dã man nhất là thượng sĩ Nhu, luôn có những đòn tra tấn dã man đối với đồng đội.

Ông Phù Xí Khiếu, một cựu tù tại Nhà tù Phú Quốc kể lại việc những đồng đội vượt ngục trở về với cơ sở. Ảnh Hữu Tuấn
Ông Phù Xí Khiếu, một cựu tù tại Nhà tù Phú Quốc kể lại việc những đồng đội vượt ngục trở về với cơ sở. Ảnh Hữu Tuấn

 

Các cựu tù xúc động khi nhìn tượng phục dựng nhớ lại thời gian mình bị tra tấn. Ảnh Hữu Tuấn
Các cựu tù xúc động khi nhìn tượng phục dựng nhớ lại thời gian mình bị tra tấn. Ảnh Hữu Tuấn

Nhiều du khách rùng minh khi nghe hướng dẫn viên kể lại những màn tra tấn dã man của lĩnh Mỹ, khiến nhiều người rơi nước mắt.

Khi xem những hình ảnh, những hiện vật đang được lưu giữ tại nhà tù, nhiều người không khỏi giật mình sự dã man của đế quốc Mỹ. Ảnh Hữu Tuấn
Khi xem những hình ảnh, những hiện vật đang được lưu giữ tại nhà tù, nhiều người không khỏi giật mình sự dã man của đế quốc Mỹ. Ảnh Hữu Tuấn

Bị bắt giam và tù đày và tra tấn dã man nhưng nhiều cựu tù vẫn nung nấu ý chí vượt ngục trở về với cơ sở cùng chiến đấu cho đến ngày đất nước được giải phóng.

Ông Nguyễn Văn Mỹ (tên chiến đấu Nguyễn Ngọc Toản, bí danh là Ba Toản) bị bắt giam năm tháng 2/1968, đến tháng 6/1968 ông đã cùng đồng đội vượt ngục trở về cơ sở hoạt động tham gia chiến đấu. Ảnh Hữu Tuấn
Ông Nguyễn Văn Mỹ (tên chiến đấu Nguyễn Ngọc Toản, bí danh là Ba Toản) bị bắt giam năm tháng 2/1968, đến tháng 6/1968 ông đã cùng đồng đội vượt ngục trở về cơ sở hoạt động tham gia chiến đấu. Ảnh Hữu Tuấn

Năm nay, dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng trở về, Phú Quốc đón khoảng 1.500 cựu tù từ các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một trong những cựu tù bị bắt giam và tù đày tại Phú Quốc.

Những cựu tù tỉnh Khánh Hòa trở tham quan chuồng cọp nơi bị giam cầm một thời với những đòn tra tấn dã man. Ảnh Hữu Tuấn
Những cựu tù tỉnh Khánh Hòa trở tham quan chuồng cọp nơi bị giam cầm một thời với những đòn tra tấn dã man. Ảnh Hữu Tuấn
Du khách không cầm được nước mắt, khi xem những hình ảnh ở phòng trưng bày các chiến sĩ cách mạng bị tra tấn. Ảnh Hữu Tuấn
Du khách không cầm được nước mắt, khi xem những hình ảnh ở phòng trưng bày các chiến sĩ cách mạng bị tra tấn. Ảnh Hữu Tuấn
Chuồng cọp một trong những hình thức tra tấn dã man của cai ngục. Ảnh Hữu Tuấn
Chuồng cọp một trong những hình thức tra tấn dã man của cai ngục. Ảnh Hữu Tuấn
Để ngăn không cho các chiến sĩ cách mạng vượt ngục, đế quốc Mỹ xây dựng hàng chục lớp hàng rào thép gai. Ảnh Hữu Tuấn
Để ngăn không cho các chiến sĩ cách mạng vượt ngục, đế quốc Mỹ xây dựng hàng chục lớp hàng rào thép gai. Ảnh Hữu Tuấn
Hai cựu tù lâu ngày được gặp lại và chụp ảnh lưu niệm. Ảnh Hữu Tuấn
Hai cựu tù lâu ngày được gặp lại và chụp ảnh lưu niệm. Ảnh Hữu Tuấn
Ông Phù Xí Khiếu tham quan gian trưng bày tại nhà tù. Ảnh Hữu Tuấn
Ông Phù Xí Khiếu tham quan gian trưng bày tại nhà tù. Ảnh Hữu Tuấn
Những chứng tích còn lưu giữ tại khu trưng bày Nhà tù Phú Quốc. Ảnh Hữu Tuấn
Những chứng tích còn lưu giữ tại khu trưng bày Nhà tù Phú Quốc. Ảnh Hữu Tuấn
Những vần thơ, lời bài hát do các cựu tù viết khi bị giam tại trại giam. Ảnh Hữu Tuấn
Những vần thơ, lời bài hát do các cựu tù viết khi bị giam tại trại giam. Ảnh Hữu Tuấn
 

Một vài điều về Trại giam tù bình công sản Việt Nam - Phú Quốc

Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại phường An Thới ở phía nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).

Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 36 000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ.

Hiện tại Nhà tù Phú Quốc là một trong những điểm du lịch lịch sử thu hút khách khi đến tham quan Đảo Ngọc.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần