Quy định giám định trong hoạt động thanh tra

Nghị định quy định rõ trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra. Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì người ra quyết định thanh tra yêu cầu cơ quan, tổ chức có chuyên môn cùng cấp giám định về nội dung đó.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có chuyên môn thực hiện việc giám định trong đó nêu rõ nội dung cần giám định và thời hạn thực hiện giám định.
Không được thông báo kết quả giám định cho bên thứ ba
Theo Nghị định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định có quyền:
a- Thành lập Hội đồng giám định gồm những người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung được yêu cầu giám định.
b- Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung được yêu cầu giám định.
c- Sử dụng kết quả giám định để đưa ra kết luận giám định.
d- Từ chối thực hiện giám định trong các trường hợp nội dung yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giám định, phải thông báo cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ- Được nhận thù lao giám định.
Cơ quan, tổ chức giám định có nghĩa vụ thực hiện việc giám định theo đúng nội dung và thời gian theo yêu cầu giám định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định; không được thông báo kết quả giám định cho bên thứ ba.
Thời gian giám định do người ra quyết định thanh tra quyết định. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cơ quan, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Nghị định quy định, kết luận giám định bao gồm các nội dung sau:giám định bao gồm các nội dung sau: Cơ quan, tổ chức thực hiện giám định; tên cơ quan yêu cầu giám định; thông tin xác định đối tượng giám định; thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định; nội dung yêu cầu giám định; phương pháp thực hiện giám định; kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo yêu cầu giám định; thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Kết luận giám định là một trong những căn cứ để cơ quan thực hiện chức năng thanh tra kết luận về nội dung thanh tra.
Hằng năm, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lập dự toán kinh phí trưng cầu giám định. Kinh phí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả và được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định do đối tượng thanh tra chi trả, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023.

Ủy quyền giải quyết TTHC lĩnh vực giám định tư pháp, công chứng, thừa phát lại
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành các Quyết định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính các lĩnh vực giám định tư pháp, công chứng, thừa phát lại.

Có kết quả giám định y khoa mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Kinhtedothi – Người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng phải có kết quả giám định y khoa là không đủ khả năng lao động thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

Bạc Liêu: Trưng cầu giám định dự án trăm tỷ có dấu hiệu lãng phí
Kinhtedothi - Sau ít năm, nhiều thiết bị 400-500 triệu đồng/bộ của Dự án hệ thống lọc nước uống lắp ở 299 điểm trường học, trạm y tế trị giá 123 tỷ đồng ở Bạc Liêu đã hư hỏng, xuống cấp, không thể sử dụng, bỏ phí. Đáng nói, đây là dự án sử dụng ngân sách nhà nước.