Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẽ ưu tiên phát triển trường nghề thuộc doanh nghiệp

Kinhtedothi - Bộ LĐTB&XH khuyến khích sáp nhập những cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có cùng ngành, nghề đào tạo trên cùng địa bàn tỉnh, TP nếu đáp ứng các điều kiện quy định về đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN.
Đây là một trong những nội dung dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ LĐTB&XH xây dựng, đang lấy ý kiến góp ý.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đang thực hành tại trường. Ảnh: Đồng Văn Ngọc.
Theo đó, đến năm 2020, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân khoảng 2,25 triệu người/năm. Cả nước sẽ có 70 trường chất lượng cao và 150 ngành, nghề trọng điểm. Sẽ có 3 trường đạt đẳng cấp quốc tế, 40 trường và 54 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN hoặc quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Đến năm 2030, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân cho khoảng 2,3 triệu người/năm. Số trường chất lượng cao sẽ là 120 và 200 ngành, nghề trọng điểm. Sẽ có 70 trường và 90 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN hoặc các nước tiên tiến trên thế giới.
Bộ LĐTB&XH dự kiến, đến năm 2020 sẽ có 40% học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 32% và nông, lâm, ngư nghiệp khoảng 28%. Tương tự, đến năm 2030, học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khoảng 42%, dịch vụ 38% và nông, lâm, ngư nghiệp khoảng 20%.
Để thực hiện các mục tiêu này, Bộ LĐTB&XH sẽ tái cấu trúc lại hệ thống cơ sở GDNN theo hướng từng giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng chất lượng hiệu quả hoạt động.
Các trường trung cấp đào tạo các ngành nghề không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động sẽ xem xét nâng cấp lên thành trường cao đẳng nếu đáp ứng đủ điều kiện hoặc sáp nhập với các trường cùng hệ thống trên địa bàn hoặc giải thể.
Bộ LĐTB&XH chỉ thành lập mới cơ sở GDNN khi đáp ứng đủ các quy định về đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, khuyến khích thành lập hoặc nâng cấp các cơ sở GDNN tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở GDNN thuộc DN.
Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các cơ sở GDNN. Trong đó ưu tiên đầu tư theo nghề trọng điểm, trường chất lượng cao, trường đạt đẳng cấp quốc tế và các cơ sở đào tạo đặc thù. Song song với đó là đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn xã hội hóa, ODA, FDI, nguồn lực đầu tư trong nước để phát triển GDNN.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ