Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Singapore quyết mở cửa du lịch bất chấp Omicron

Kinhtedothi - Quốc gia Đông Nam Á mới đây tuyên bố sẽ khôi phục "làn xanh" du lịch, miễn cách ly trước thời điểm phát hiện biến thể Omicron.

Bộ trưởng Giao thông Singapore S. Iswaran hôm 10/1 cho biết nước này cam kết khẩn trương mở cửa lại biên giới và hướng tới thiết lập nhiều thỏa thuận du lịch miễn cách ly. Đáng nói thông tin được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 vẫn đang gia tăng tại quốc gia Đông Nam Á.

Sân bay Changi, Singapore. 

Theo ước tính, lưu lượng hành khách sẽ trở lại đà tăng trong năm nay tại Sân bay Changi của Singapore sau khi đạt khoảng 15% mức trước đại dịch vào cuối năm 2021 từ mức 3% một năm trước, mặc dù có thể mất vài năm cho đến thời điểm phục hồi hoàn toàn.

Theo Bộ trưởng Iswaran, mục tiêu của Singapore là khôi phục việc đi lại miễn cách ly với nhiều quốc gia và khu vực. “Chúng tôi tự tin về tiềm năng dài hạn của du lịch hàng không và kiên quyết cam kết hợp tác với Tập đoàn Sân bay Changi và các đối tác hàng không để khôi phục vị thế của Singapore như một trung tâm hàng không quốc tế.”

Sân bay Changi, được bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới trong 8 năm liên tiếp cho đến năm 2020 đã ghi nhận lưu lượng hành khách gia tăng vào cuối năm 2021 sau khi Singapore thiết lập “làn xanh” du lịch cho các hành khách đã tiêm chủng vaccine Covid-19 đầy đủ với khoảng hai chục quốc gia. Những du khách đủ tiêu chuẩn theo quy định của "làn xanh" được nhập cảnh mà không cần phải cách ly.

Việc bán vé cho các “làn xanh” này bị hoãn lại  kể từ ngày 23/12 khi Singapore đối mặt với làn sóng Omicron lây lan nhanh chóng. Cho đến nay, Singapore đã có khoảng 2.600 ca mắc Omicron nhập cảnh, 32% trong số đó đến từ Mỹ và Anh, và 10% khác từ Ấn Độ.

Phát biểu tại Quốc hội trước đó, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết không thể đóng cửa biên giới vì điều đó sẽ "gây thiệt hại to lớn.", đồng thời tiếp tục kêu gọi người dân tiêm chủng. Trong số 91% dân số Singapore đủ điều kiện, khoảng 87% được tiêm chủng đầy đủ.

Singapore hiện ghi nhận tổng cộng hơn 285.000 ca mắc Covid-19 và 838 trường hợp tử vong. Ông Ong Ye Kung nhắc lại rằng chiến lược quan trọng của Singapore vẫn là sống chung với Covid-19, bao gồm việc mở cửa biên giới của đất nước. Singapore sẽ phản ứng “một cách linh hoạt và thích hợp với những biến cố mà tình hình đại dịch có thể dẫn tới,” ông cho biết.

Tiêm vaccine Covid-19 bổ sung có phải biện pháp lâu dài?

Tiêm vaccine Covid-19 bổ sung có phải biện pháp lâu dài?

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ