Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm

Kinhtedothi - Ngày 13/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần, toàn TP ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.

Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Nam Từ Liêm (46); Long Biên (17); Hoàng Mai (16); Tây Hồ (12); Hà Đông (11); Đống Đa, Thanh Trì, Thanh Xuân (10).

CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, có xu hướng tăng ở nhóm trên 6 tuổi, dự báo số mắc sẽ tiếp tục tăng.

Cộng dồn năm 2025, Hà Nội ghi nhận 1.665 mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 1 ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 12,1% dưới 6 tháng; 15,2% từ 6 - 8 tháng; 9,7% từ 9 - 11 tháng; 22,1% từ 1 - 5 tuổi; 14,3% từ 6 - 10 tuổi; 26,6% trên 10 tuổi.

Nhân viên y tế tiêm vaccine sởi cho trẻ.

Trong tuần ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng tại các quận, huyện: Ba Vì, Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 18 ổ dịch, còn 9 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Ba Vì, Hoài Đức, Hà Đông, Phúc Thọ.

Trong tuần ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong; giảm 4 trường hợp so với tuần trước (6/0). Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 207 trường hợp mắc; giảm so với cùng kỳ năm 2024 (570/0). Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 28 quận, huyện, thị xã. 

Trong tuần tới, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch, tập trung đối tượng trẻ 6 đến dưới 9 tháng và trẻ từ 1 - 10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường phối hợp giữa ngành y tế và giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng... trong trường học; phối hợp triển khai tiêm chủng vaccine trong trường học, rà soát, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine theo quy định.

Khi có trường hợp mắc bệnh sởi tại các trường học, rà soát để tiêm cho trẻ, phòng bệnh kịp thời. Các đơn vị tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Ngoài ra, các đơn vị tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh sởi, tay chân miệng; tuyên truyền người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành y tế triển khai.

Bệnh sởi ở người lớn dễ biến chứng nguy hiểm do chủ quan

Bệnh sởi ở người lớn dễ biến chứng nguy hiểm do chủ quan

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

14 Apr, 07:49 PM

Kinhtedothi - Chiều 14/4, Bộ Y tế công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột, đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm một thời gây nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng. Việt Nam nằm trong 21 quốc gia thành công trong việc thanh toán bệnh mắt hột.

Ăn lòng lợn, một người đàn ông nguy kịch do mắc liên cầu khuẩn

Ăn lòng lợn, một người đàn ông nguy kịch do mắc liên cầu khuẩn

14 Apr, 03:18 PM

Kinhtedothi - Chiều 14/4, thông tin từ Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư, đơn vị đã tiếp nhận một bệnh nhân nam T.V.L., (49 tuổi, trú tại Thái Bình) trong tình trạng ban xuất huyết hoại tử vùng mặt lan nhanh toàn thân, tập trung chủ yếu ở hai chân, hai tay. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể liên quan đến việc ông này đã ăn lòng lợn khoảng một tuần trước đó.

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

14 Apr, 11:01 AM

Kinhtedothi - Nhiễm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp và thường để lại di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm màng não do não mô cầu tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%. Những thể nặng nhiễm trùng huyết, suy thượng thận, cấp, tối cấp có thể tử vong nhanh trong vòng 24 giờ.

Tiến tới chính sách an sinh đúng nghĩa

Tiến tới chính sách an sinh đúng nghĩa

14 Apr, 05:44 AM

Kinhtedothi - Cùng với chính sách miễn học phí, mới đây ý tưởng miễn viện phí cho toàn dân đang được dư luận đánh giá là bước tiến mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội. Người dân kỳ vọng trong tương lai gần, chính sách nhân văn này sẽ sớm được hiện thực hóa để khám chữa bệnh (KCB) không còn là gánh nặng tài chính, tiến tới một chính sách an sinh đúng nghĩa.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ