Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng hành động và trách nhiệm

Kinhtedothi - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện nhưng vẫn chưa thoát khỏi cảnh ì ạch. Trong các nguyên nhân được đề cập đến, vẫn có những nội dung “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, đòi hỏi việc thực hiện các giải pháp quyết liệt và khoa học hơn.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 4/2025, giải ngân đầu tư công đạt 15,56% kế hoạch với số tiền ước đạt 130.961,9 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước; nhiều bộ, địa phương vẫn chậm.

Trong 4 tháng đầu năm, có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên mức bình quân cả nước. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bộ, cơ quan T.Ư và địa phương chưa giải ngân hoặc giải ngân rất thấp. 9 bộ, cơ quan T.Ư chưa giải ngân đồng nào, gồm: Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao,... Bên cạnh đó, 15 bộ, cơ quan T.Ư giải ngân dưới 5%, trong đó có Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế…., 12 địa phương giải ngân dưới 10%.

5 nguyên nhân chính đã được Bộ Tài chính chỉ ra là đang cản trở tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đầu tiên là các vướng mắc về cơ chế, chính sách. Luật Đất đai năm 2024 mới có hiệu lực với nhiều nội dung thay đổi, ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. Nhiều lĩnh vực cũng thiếu quy định cụ thể về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn.

Thứ hai là tình trạng phân bổ vốn chậm. Thứ ba là những khó khăn trong tổ chức thực hiện. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính khiến nhiều dự án tạm dừng, kéo dài thời gian thẩm định. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng gặp trở ngại do chưa đạt thỏa thuận với người dân, giá vật liệu tăng cao, nguồn cung hạn chế và các vướng mắc về quy hoạch khoáng sản. Một số dự án cũng bị chậm do điều chỉnh chủ trương đầu tư khi vượt tổng mức đầu tư hoặc tăng chi phí đền bù. Thứ tư là nguồn thu ngân sách địa phương từ sử dụng đất chưa đạt kỳ vọng, gây khó khăn cho việc phân bổ và giải ngân. Thứ năm là những hạn chế trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công là trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, trách nhiệm của người đứng đầu vẫn chưa được xác định rõ ràng và xử lý nghiêm minh khi có sự trì trệ trong triển khai các dự án.

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải có giải pháp kiên quyết để giải ngân hết vốn vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, chỉ khi người đứng đầu các cơ quan Nhà nước thực sự chịu trách nhiệm và có hành động quyết liệt, tiến độ giải ngân mới có thể được cải thiện. Việc công khai trách nhiệm của người đứng đầu là rất cần thiết. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời, tình trạng trì trệ sẽ tiếp tục tái diễn.

Trong bối cảnh đó, cần phải công khai hóa trách nhiệm của các cá nhân lãnh đạo, từ bộ trưởng, giám đốc sở đến các chủ đầu tư, để mọi người có thể nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình. Việc này sẽ tạo ra áp lực không nhỏ đối với các cơ quan Nhà nước trong việc thúc đẩy tiến độ giải ngân.

Để giải ngân đầu tư công hiệu quả, cần có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt. Đầu tiên, cần tăng cường kiểm tra và giám sát định kỳ đối với các dự án, không chỉ qua báo cáo mà còn phải kiểm tra thực tế tiến độ thi công tại các địa phương. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vướng mắc ngay từ giai đoạn đầu, tránh tình trạng trì trệ kéo dài.

Bên cạnh đó, cải thiện cơ chế phân bổ vốn là một giải pháp quan trọng để bảo đảm vốn được phân bổ hợp lý và kịp thời. Cần có một cơ chế linh hoạt, giúp các bộ, ngành chủ động hơn trong việc phân bổ vốn, đặc biệt là với các dự án cấp bách và quan trọng.

Công khai tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện các dự án cũng là một yếu tố cần thiết để thúc đẩy tiến độ. Khi các lãnh đạo các cơ quan Nhà nước phải chịu trách nhiệm công khai trước xã hội và cơ quan giám sát, họ sẽ có động lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

04 Jul, 06:52 AM

Kinhtedothi - Chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động thông suốt, với những đổi mới trong cách làm, tư duy và tác phong công vụ.

Tạo đà phát triển

Tạo đà phát triển

02 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi-Cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nhà nước đã phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch cho chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.

Khởi đầu vận hội phát triển mới

Khởi đầu vận hội phát triển mới

01 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 1/7/2025, đánh dấu một cột mốc có tính lịch sử của đất nước, khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau khi được sắp xếp gọn hơn về số lượng, mạnh hơn về không gian phát triển và nguồn lực, chính thức đi vào vận hành cùng với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

30 Jun, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tựa như một người con trở về giữa lúc giao mùa, Đà Nẵng thành phố của sông Hàn và gió biển - đang chuẩn bị bước sang một chương mới. Từ 0 giờ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính sẽ được hợp nhất với tỉnh Quảng Nam. Khép lại 28 năm kiêu hãnh vươn mình từ ngày tách tỉnh 1997, Đà Nẵng hôm nay không chỉ là một địa danh, mà là biểu tượng sống động của tinh thần đổi mới, bản lĩnh hội nhập và khát vọng vươn xa của người Việt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ