80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng nhưng chưa vội mừng

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT tăng mạnh, với số thu 296 nghìn tỷ đồng.

Riêng 3 tháng đầu năm 2025, thuế từ TMĐT tăng vọt, đạt 34,5 nghìn tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ). Đây là kết quả tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Thực tế, để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời nguồn thu từ hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số.

Trong đó, phải kể đến nỗ lực khai thác, rà soát cơ sở dữ liệu về TMĐT, cũng như tiếp tục làm đầy cơ sở dữ liệu, rà soát chất lượng thông tin do sàn cung cấp. Cùng với đó, tổ chức thực hiện thanh, kiểm tra đối với các DN thuộc lĩnh vực TMĐT. Bên cạnh đó, xây dựng và chính thức vận hành cơ sở dữ liệu về TMĐT được thu thập từ nhiều nguồn để hỗ trợ các đơn vị trong ngành khai thác và sử dụng trong công tác quản lý thuế.

Đáng chú ý, ngành Thuế đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Đây được coi là giải pháp mang tính chiến lược trong bối cảnh kinh doanh trên nền tảng ngày càng mở rộng tại Việt Nam.

Với chính sách thuế ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, dự báo số thu từ TMĐT cả năm 2025 có thể vượt xa năm 2024. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý, mặc dù thu thuế TMĐT đã cải thiện, tuy nhiên số thu trên chưa tương xứng với tiềm năng bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết, việc xác định doanh thu và đối tượng chịu thuế, đặc biệt ở các giao dịch không biên giới… còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nhiều giao dịch trên TMĐT sử dụng ví điện tử, tiền điện tử, chuyển khoản cá nhân hoặc thậm chí tiền mặt, gây khó khăn trong việc xác minh doanh thu thực tế. Đồng thời, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ trên các nền tảng nhưng không đăng ký kinh doanh, gây thất thoát thuế. Trong khi vấn đề pháp lý, một số quy định chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng số và các mô hình kinh doanh mới.

Thiết nghĩ, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, bảo đảm thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ. Một mặt cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó xây dựng các quy định chi tiết về quản lý thuế trong hoạt động TMĐT. Mặt khác, cần xây dựng cơ chế thu thuế phù hợp với nền kinh tế số, nâng cao năng lực quản lý và giám sát, ngành Thuế cần tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ vào quản lý thuế, đơn giản hóa quy trình kê khai và nộp thuế… Cùng với đó, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với các sàn TMĐT trong việc chia sẻ dữ liệu doanh thu và kiểm soát nguồn thu. Đồng thời, khuyến khích tuân thủ tự nguyện bằng các chính sách ưu đãi hợp lý.

Đặc biệt, cần tiếp tục đổi mới phương thức quản lý phù hợp với tinh thần đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số; làm giàu cơ sở dữ liệu về TMĐT, xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT, theo đó áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế.

“Miếng bánh” thương mại điện tử hết ngọt

“Miếng bánh” thương mại điện tử hết ngọt

Bảo vệ quyền lợi người dùng trên sàn thương mại điện tử

Bảo vệ quyền lợi người dùng trên sàn thương mại điện tử

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng hiệu quả, giảm lãng phí

Tăng hiệu quả, giảm lãng phí

18 Jul, 07:00 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống trụ sở của các xã, phường và sắp xếp các trụ sở dôi dư bảo đảm theo đúng quy định trong xử lý tài sản công đang là vấn đề được quan tâm sau hơn nửa tháng vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, việc rà soát, xác định rõ phương án với từng cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm lãng phí, thất thoát là bài toán quan trọng...

“Đại phẫu” cơ chế quản lý

“Đại phẫu” cơ chế quản lý

18 Jul, 05:03 AM

Kinhtedothi - Vụ việc một số lãnh đạo, cán bộ của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) bị khởi tố vì nhận hối lộ để “hợp thức hóa” hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) không chỉ khiến dư luận phẫn nộ, mà còn phơi bày một mảng tối kéo dài trong công tác quản lý Nhà nước.

Đồng hành để có tương lai xanh

Đồng hành để có tương lai xanh

17 Jul, 05:48 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025, với lộ trình cụ thể từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng sẽ không được phép lưu thông trong Vành đai 1 Hà Nội. Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải hỗ trợ người dân chi phí chuyển đổi sang xe máy điện và các loại phương tiện khác.

Cần chính sách toàn diện

Cần chính sách toàn diện

15 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay, việc truy xuất để xác thực nguồn gốc hàng hoá và truy xuất để quản lý hàng hóa là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Đã có những quy định, những tổ chức, DN triển khai việc này, nhưng vẫn manh mún, rời rạc và thiếu một cơ chế xuyên suốt thống nhất toàn quốc.

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

14 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa, trong đó yêu cầu từ ngày 1/1/2026 các khách sạn, khu du lịch không sử dụng và lưu hành sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhiều người cho rằng đây là một bước đi mạnh mẽ, cần thiết và đáng được lan tỏa rộng rãi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ