Thay đổi cục diện

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc lãnh đạo Pháp, Đức, Italia, Nhật, Anh, Mỹ, Canada tuyên bố loại Nga khỏi Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G8) không khiến dư luận thế giới bất ngờ nhưng chắc chắn động thái này sẽ làm thay đổi cục diện toàn cầu.

Đối thủ không dễ đối phó

Theo quyết định trên, cuộc họp thượng đỉnh G8 dự kiến diễn ra tại Sochi (Nga) vào tháng 6 tới sẽ bị hủy bỏ. Trước bước đi của phương Tây, Điện Kremli đã đáp lại bằng một thái độ thờ ơ vì với Nga, G8 chỉ là một "câu lạc bộ không chính thức". Như vậy, sau 16 năm tồn tại, G8 giờ đây đã trở lại hình thái G7 và đúng như Nga khẳng định, nhóm này không thể quyết định các vấn đề quốc tế vì "quyền lực" thực tế thuộc về Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (LHQ), nhóm bộ tứ Trung Đông (LHQ, Nga, EU và Mỹ), nhóm P5+1... Vì thế, dù không còn trong G8 nhưng tiếng nói của Nga vẫn có ảnh hưởng quan trọng, thậm chí, nếu không có sự đồng thuận của Moscow chưa chắc đã thực hiện được.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh đã nhất trí hoãn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga.    Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh đã nhất trí hoãn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga. Ảnh: AFP
Điều đáng nói là, trong khi khẳng định "không phải là vấn đề lớn nếu không có G8", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thẳng thừng tuyên bố Australia không có quyền mời hay không mời Nga tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Brisbane vào tháng 11 tới. Thái độ trái ngược của Nga đối với 2 quyết định
Dự kiến, hôm nay (27/3), Đại hội đồng LHQ tiến hành bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết do Ukraine đệ trình, trong đó kêu gọi không công nhận việc Crimea sáp nhập vào LB Nga. Tuy nhiên, ngay cả khi đa số thành viên Đại hội đồng LHQ thông qua, nghị quyết này cũng không mang tính ràng buộc.
trên cho thấy, Moscow không phải là đối thủ dễ bắt nạt và Điện Kremli sẽ không ngồi yên để các nước phương Tây điều khiển cuộc chơi.

Tái định hình thị trường nhiên liệu

Bên cạnh việc thay đổi cục diện toàn cầu, sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga còn định hình lại thị trường dầu mỏ quốc tế. Dòng dầu Nga đang chảy về Trung Quốc khiến châu Âu đối mặt giá nhập khẩu cao hơn, và Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào dầu Trung Đông. Trung Quốc đã đồng ý mua hơn 350 tỷ USD giá trị dầu thô từ Nga trong vòng vài năm tới và các hợp đồng mua bán nhiên liệu giữa Nga - Trung có thể sẽ tiếp tục tăng. Trong bối cảnh châu Âu đang phải nhập khẩu 30% khí đốt từ Nga, Mỹ phải nhập khẩu 40% nhu cầu dầu thô, quyết định trừng phạt Nga sẽ khiến phương Tây chịu tổn thất. Khi đó, các tàu chở dầu nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện cập bến cảng châu Âu sẽ đắt hơn dầu khí nhập qua đường ống từ Nga, trong khi Mỹ sẽ phải phụ thuộc vào Trung Đông nhiều hơn để tìm nguồn cung năng lượng thay thế.

Rõ ràng, trong cuộc chơi trừng phạt chính trị, ngoại giao và kinh tế này, Nga không phải là bên yếu thế. Trên thực tế, trong một bước đi nhằm xoa dịu căng thẳng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh hôm 25/3 đã nhất trí hoãn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Nga không tiến hành các bước đi khiến tình hình căng thẳng leo thang. Và nhiều khả năng vì lợi ích của mình, phương Tây sẽ tìm cách này hay cách khác để hạ nhiệt tối đa căng thẳng với Nga.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần