Giá vật liệu tăng
Anh Trần Quốc Thắng – phụ trách kinh doanh Tổng đại lý VLXD tại Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nôi) cho biết, sau một thời gian sức tiêu thụ và giá bán giảm, đến thời điểm hiện tại, mặt hàng VLXD đã tiêu thụ mạnh trở lại, đặc biệt là gạch lát nền đồng thời ghi nhận mức giá tăng. Cụ thể, gạch lát nền nội địa giá từ 80.000 – 450.000 đồng/m2, tăng từ 10.000 – 30.000 đồng/m2 so với thời điểm giữa năm tùy theo kích cỡ. Gạch lát nền nhập khẩu Malaysia giá thấp nhất 400.000 đồng/m2, tăng khoảng 20.000 đồng/m2...Giá các loại thép xây dựng, kính xây dựng, từ đầu quý IV đến nay ở mức ổn định, không có dấu hiệu tăng, do các công trình xây dựng đã bước vào giai đoạn hoàn thiện, không có nhiều dự án mới được khởi công thời điểm cuối năm. Một số vật liệu hoàn thiện khác như sơn nước, chống thấm, đèn chiếu sáng... cũng được nhà sản xuất đưa ra nhiều chính sách bán hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ với mức giá chiết khấu cao từ 10 – 30%. “Tuy nhiên, một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất là cát xây dựng với mức từ 450.000 – 500.000 đồng/m3, tăng gấp 1,5 lần so với thời điểm giữa năm, do nguồn cung khan hiếm” – anh Trần Quốc Thắng cho hay.Phó Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng và VLXD TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hoài Sơn cho biết, cuối năm là giai đoạn cao điểm của thị trường VLXD, nhiều DN bất động sản đẩy mạnh hoàn thiện dự án, cùng với đó là hàng loạt dự án đầu tư công cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, thời điểm hiện tại, TP đang gấp rút xây dựng nhiều dự án trọng điểm, như: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, dự án tuyến đường sắt Metro số 01 Bến Thành – Suối Tiên, dự án tuyến đường sắt Metro số 02, dự án cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 với quận 2. “Ngoài ra, việc cấp phép xây dựng nhà ở hộ dân cư từ tháng 10/2020 đã tăng hơn những tháng đầu năm gần 15%, nhà sản xuất cũng tăng cường chính sách bán hàng khiến thị trường tiêu thụ VLXD dựng khởi sắc” – ông Nguyễn Hoài Sơn nhìn nhận.Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Khôi Nguyên cho rằng, thời điểm cuối năm, nhu cầu hoàn thiện nhà ở tại những dự án bất động sản và nhà ở riêng lẻ của người dân tăng cao. Trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn đang vất vả đối phó với dịch Covid-19 thì tình hình ở Việt Nam đã được kiểm soát tương đối ổn định, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động kinh tế, xây dựng, kinh doanh trở lại bình thường. “Cùng với đó là việc Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2020. Thời gian tới, nhiều dự án đầu tư công lớn sẽ tiếp tục được triển khai hoàn thiện, thị trường VLXD trên đà phục hồi và tăng trưởng trở lại” – ông Phạm Khôi Nguyên nhìn nhận.Cú hích từ dự án đầu tư côngÔng Lê Văn Thu – phụ trách kinh doanh Tổng đại lý sơn nước tại xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, từ đầu tháng 10, khi thời tiết hết mưa bão, nhu cầu sửa chữa, hoàn thiện nhà tăng cao, theo đó các loại vật liệu hoàn thiện có mức độ tiêu thụ mạnh nhất. Riêng đối với sản phẩm sơn nước thì hiện nay đang là thời điểm chính vụ, vì tiết trời ở miền Bắc khô hanh, độ ẩm thấp phù hợp để sơn nhanh, đảm bảo chất lượng. Để mở rộng thị phần, nhiều DN sản xuất đã thực hiện chính sách chiết khấu cao cho đại lý và giảm giá cho khách hàng. “Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa kèm theo nóng ấm nên người dân thường ưa chuộng các dòng sơn có khả năng chống thấm, che phủ vết nứt, chống nấm mốc... Mặc dù nhu cầu tăng cao nhưng giá bán tương đối ổn định, một số nhà sản xuất còn thực hiện chính sách giảm giá để thúc đẩy tiêu thụ” – ông Lê Văn Thu cho hay.Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Khôi Nguyên, nhu cầu thực tế của người dân tăng cao trong giai đoạn cuối năm đã giúp cho thị trường VLXD trở nên sôi động. Nhưng thị trường VLXD đang rất kỳ vọng vào những dự án lớn sử dụng vốn đầu tư công, được xem là điểm nhấn trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Theo kế hoạch, tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2021 dự kiến là 477.300 tỷ đồng, tăng 1,4% so với kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020. Trong đó, dự kiến phương án phân bổ vốn trong nước gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia 16.000 tỷ đồng; bố trí cho dự án quan trọng quốc gia như cao tốc Bắc - Nam là 15.038 tỷ đồng, dự án tái định cư sân bay Long Thành 4.660 tỷ đồng; đầu tư cho các dự án quốc phòng của Bộ Quốc phòng từ lợi nhuận sau thuế của Viettel 5.000 tỷ đồng; bố trí 18.209 tỷ đồng để thực hiện những dự án trọng điểm, lan tỏa, có tính chất liên tỉnh, liên vùng. Số vốn bố trí cho các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương cho những dự án thuộc ngành, lĩnh vực là 104.049,11 tỷ đồng. “Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các chỉ số tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra. Vì vậy, sang năm 2021, Chính phủ và cộng đồng DN đều phải rất nỗ lực để bù lấp thiếu hụt của năm 2020. Việc Chính phủ đề xuất tăng nguồn vốn đầu tư công là phù hợp với điều kiện hiện nay và đây sẽ trở thành nguồn vốn phái sinh quan trọng cho thị trường VLXD” – ông Phạm Khôi Nguyên cho hay.
Hiện nay, một số nước đang hoàn thành công tác nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19, dự báo trong thời gian ngắn tới đây dịch bệnh sẽ được khống chế hoàn toàn, sẽ giúp cho mọi hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Tại Việt Nam, do làm tốt công tác phòng dịch, nên thời gian gần đây nhiều dự án bị chậm hoặc dừng triển khai do dịch bệnh được khởi động trở lại, đã giúp cho giá VLXD trên thị trường được ghi nhận có sự gia tăng.Giám đốc Nhà máy Nghiền sàng đá và cát nhân tạo Việt Nam Nguyễn Trung Hiếu |