Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thống nhất định hướng di dời các cơ sở y tế khỏi nội thành Hà Nội

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hôm qua 21/10, lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Bộ Y tế đã có buổi làm việc liên quan đến vấn đề di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra ngoài trung tâm thành phố. Đại diện Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành TƯ; các sở, ban, ngành TP tham dự.

KTĐT - Hôm qua 21/10, lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Bộ Y tế đã có buổi làm việc liên quan đến vấn đề di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra ngoài trung tâm thành phố. Đại diện Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành TƯ;  các sở, ban, ngành TP tham dự.

Theo  thống kê của các cơ quan chức năng, TP Hà Nội hiện có 32 cơ sở của Bộ y tế, gồm 17 bệnh viện (BV) đa khoa và chuyên ngành, diện tích 51,93 ha; 9 BV và trung tâm khám chữa bệnh các bộ, ngành khác (Bộ GTVT, Xây dựng, NN & PTNT…),6 BV của Bộ CA và Bộ Quốc phòng; 40 BV đa khoa, chuyên ngành do Sở Y tế Hà Nội quản lý,  với diện tích 66,71 ha. Trong đó, tại 4 quận nội thành (cũ), tập trung 13 BV TƯ, 4 BV Bộ, ngành, 13 Viện nghiên cứu; 13 BV của TP. Các BV trên, hiện đang quá tải trầm trọng cả về số bệnh nhân và hạ tầng đô thị, có BV công suất hoạt động vượt trên 200%...

Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (đang được Chính phủ xem xét), Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống y tế hiện đại, hoàn chỉnh và hiểu quả, phát triển toàn diện…, trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao khu vực phía Bắc của cả nước và là trung tâm y tế uy tín trong khu vực và quốc tế. Từ định hướng trên, Sở QH - KT và Sở Y tế đã xây dựng tiêu chí quy hoạch. Trong đó, tiêu chí di dời, Chuyển đổi chức năng và xây dựng cơ sở mới y tế đối với các BV là: điều trị các bệnh truyền nhiễm, nằm trong khu vực mật độ dân cư cao; Có tính chất độc hại, lây nhiễm cao, chất thải y tế lớn không có khả năng xử lý… Các cơ sở này được chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu hoặc dịch vụ khám chữa bệnh chủ yếu phục dân cư đô thị trung tâm. Xây dựng cơ sở 2 cho các BV: nằm trong khu hạn chế phát triển, hạ tầng quá tải, quy mô nhỏ, điều kiện cải tạo mở rộng không có; có tính chất tạm bợ, không ổn định… Đối với các BV trung ương: không xây dựng mới các BV trong đô thị trung tâm; nếu xây dựng thì BV cách trung tâm TP bán kính từ 25 - 30 km. BV tuyến TP, xây dựng gắn kết với các BV tuyến TƯ và tuyến quận, huyện, thị xã, bảo đảm thuận lợi chuyển giao kỹ thuật và phục KCB nhân dân… Vẫn theo quy hoạch, TP sẽ hình thành 5 tổ hợp công trình y tế đa năng: tại Gia Lâm - Long Biên (50 ha); Hòa Lạc (200 ha),  Sóc Sơn (100 ha), Phú Xuyên (200 ha), Sơn Tây (50 ha). Trong đó, ưu tiên quy đất sử dụng xây dựng các BV đa năng mới, chuyên sâu …

Đại diện Bộ Xây dựng đánh giá, những tiêu chí và quy hoạch dự kiến Hà Nôi đưa ra cơ bản phù hợp với quy hoạch chung và khả thi.

Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Xuyên khẳng định, thời gian qua TP Hà Nội đã quan tâm tháo gỡ vướng mắc cho một số BV có tính đặc thù, cải tạo chỉnh trang, mở rộng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân. Việc di dời các cơ sở y tế ra khỏi nội đô là cần thiết. Vì vậy, TP Hà Nội cần chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế để xây dựng quy hoạch chuyên ngành.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội - Phí Thái Bình  chia sẻ những áp lực của ngành y tế về nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đối với các BV TƯ, đồng thời nhấn mạnh, việc phát triển hệ thống y tế (chất lượng cao, chuyên sâu, mở rộng…) là mục đích phục vụ nhân dân và nhu cầu phát triển của TP theo quy hoạch của Thủ đô. TP sẽ làm hết sức, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đối với các cơ sở y tế di dời; Bộ Y tế sớm xây dựng kế hoạch để cùng TP triển khai, báo cáo và thực hiện như chỉ đạo của Chính phủ. Các sở QH - KT, Y tế và các đơn vị liên qua tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, Bộ Xây dựng để hoàn thiện những nội dung, báo cáo thành phố trong tháng 10 này, để TP báo cáo Chính phủ…