Thu đúng, thu đủ từ sàn thương mại điện tử
Theo đó, các sàn TMĐT cung cấp thông tin các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên sàn của quý IV/2022, thời hạn chậm nhất ngày 31/1/2023. Riêng đối với sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến thì các sàn cung cấp thêm thông tin về doanh thu bán hàng qua chức năng đặt hàng trực tuyến. Trường hợp không cung cấp sẽ bị phạt tiền từ 2 - 16 triệu đồng theo quy định.

Việc có hướng dẫn cụ thể để triển khai quy định về trách nhiệm khai thay, nộp thay thuế của các sàn TMĐT không phải vấn đề mới. Nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài có trả thu nhập cho cá nhân Việt Nam cũng phải kê khai thay, nộp thay. Vì thế, không có lý do gì các DN trong nước không thực hiện.
Với số lượng cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn rất lớn, nếu yêu cầu các cá nhân, hộ kinh doanh này tự kê khai và nộp thuế sẽ tiêu tốn nguồn lực rất lớn. Do đó, việc các sàn TMĐT (có dịch vụ đặt hàng trực tuyến) thực hiện kê khai thay và nộp thay sẽ tiết kiệm được nguồn lực cho toàn xã hội.
Trước đó, tháng 3/2021, Tổng cục Thuế đã mở Cổng kê khai thuế điện tử cho nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài có trả thu nhập cho cá nhân Việt Nam kê khai thay, nộp thay. Trong 9 tháng, khoảng 3.167 tỷ đồng được thu từ 37 DN công nghệ lớn như: Google, YouTube, Microsoft, TikTok.
Hiện nhiều nước đã quy định trách nhiệm đối với các nền tảng TMĐT trong việc quản lý, truy thu thuế đối với các giao dịch trên nền tảng. Tại châu Âu, từ giữa năm 2021, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch TMĐT đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU bất kỳ, nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU. Khi bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức thuế tại nước của người mua.
Tại Đức, tất cả các nền tảng TMĐT sẽ phải chịu trách nhiệm theo dõi việc tuân thủ thuế VAT của người bán trong và nước ngoài trên nền tảng. Tại Anh, các nền tảng TMĐT như eBay, Amazon… có trách nhiệm đảm bảo người bán hàng ở nước ngoài của họ phải đăng ký VAT tại Vương quốc Anh. Các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã có các quy định về vấn đề này.
Nền kinh tế hiện đại đang tạo ra nhiều kênh kinh doanh mới trên các nền tảng số. Tại các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Thái Lan… cũng đang đẩy nhanh hoàn thiện các quy định, thành lập đơn vị quản lý nhằm siết chặt thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT bằng nhiều cách.
Thống kê cho thấy, có tới 3,5 triệu lượt giao dịch một ngày qua các sàn TMĐT tại Việt Nam. Việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế, tăng hiệu quả của thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế là điều cần thiết và cấp thiết. Quy định đã có, hành lang pháp lý sẵn sàng, để việc thực hiện hiệu quả ý thức và trách nhiệm của các DN, các hộ kinh doanh và các cá nhân. Phía cơ quan thuế cũng cần có thêm nhiều giải pháp tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế trong việc khai và nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu.

Hà Nội hỗ trợ làng nghề tiếp cận thương mại điện tử
Kinhtedothi - Ngày 4/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử (TMĐT) & Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm “Nâng cao năng lực phát triển TMĐT cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế số”.

Huyện Phúc Thọ đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Kinhtedothi - Cùng với phát triển về số lượng sản phẩm OCOP, huyện Phúc Thọ đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ cho các chủ thể; trong đó có việc đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.

Phát triển thương mại điện tử: 55% người Việt mua sắm trực tuyến vào năm 2025
Kinhtedothi - Để thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) phát triển, thời gian qua, Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương này. Mới nhất là Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.