Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu nhập ổn định nhờ chuối cấy mô

Kinhtedothi - Với hơn 3.000ha trồng chuối, Hà Nội đang đẩy mạnh việc đưa các giống chuối nuôi cấy mô vào sản xuất kết hợp ứng dụng công nghệ cao nhằm xây dựng vùng trồng chuối chất lượng cao của Thủ đô.
Nhờ trồng chuối nuôi cấy mô, nhiều hộ nông dân ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm có thu nhập ổn định
Thời gian qua, việc đưa các giống chuối nuôi cấy mô vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Giám đốc HTX Nông nghiệp Vân Nam (huyện Phúc Thọ) Doãn Văn Thắng cho biết, toàn xã có hơn 10ha trồng chuối nuôi cấy mô. Năm 2016, sản phẩm chuối Vân Nam đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận nhãn hiệu tập thể. Hiện, trung bình loại chuối này cho hiệu quả kinh tế từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm.
Tương tự, những năm gần đây, nông dân vùng bãi xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm) cũng đưa giống chuối nuôi cấy mô vào sản xuất. Trong số gần 250ha chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, Kim Sơn có tới hơn 100ha trồng chuối nuôi cấy mô. Hiện, phần lớn sản lượng chuối được tiêu thụ tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch của Hà Nội. Theo tính toán của các hộ trồng chuối, giống chuối nuôi cấy mô cho hiệu quả cao hơn so với các giống chuối thông thường, trung bình đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm. Ông Nguyễn Viết Đoàn, ở xã Kim Sơn chia sẻ: “Chuối nuôi cấy mô không tốn nhiều công chăm sóc, chỉ sau 10 tháng trồng là cho thu hoạch. Với 5.000 cây chuối, mỗi năm gia đình tôi thu về hơn 200 triệu đồng”.
Đánh giá tiềm năng của giống chuối nuôi cấy mô, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, chuối là 1 trong 4 loại cây trồng đặc sản của Hà Nội. Hiện tại, hơn 70% diện tích trồng chuối của TP là các giống chuối nuôi cấy mô, trong đó 300ha trồng chuối nuôi cấy mô ứng dụng công nghệ cao và vùng trồng chuối này đủ điều kiện xuất khẩu sang một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Theo Quyết định số 437/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp TP giai đoạn 2019 - 2020, Hà Nội sẽ duy trì khoảng 2.200ha trồng chuối. Theo đó, để phát huy thế mạnh của các vùng trồng chuối nuôi cấy mô, Hà Nội tiếp tục quy hoạch trồng chuối tại các xã vùng bãi thuộc các huyện Mê Linh, Gia Lâm, Phúc Thọ, Thường Tín, Ba Vì… Đối với những vùng trồng chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP như Vân Nam (huyện Phúc Thọ), Kim Sơn (huyện Gia Lâm), Chu Minh (huyện Ba Vì)..., Sở NN&PTNT Hà Nội đã và đang tập trung hỗ trợ nông dân đưa công nghệ cao vào sản xuất, liên kết với DN xây dựng mô hình trồng chuối xuất khẩu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ