Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thừa Thiên Huế khôi phục môn nữ công gia chánh trong trường học

Kinhtedothi – Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn trường THPT Hai Bà Trưng (Trường Nữ sinh Đồng Khánh xưa) thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong trường học từ năm học 2021-2022.
Ngày 12/3, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có cuộc họp với Trường THPT Hai Bà Trưng về giáo dục kỹ năng sống trong trường học.
Các thành viên dự họp đều thống nhất đề nghị tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống trong trường học nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh, trong đó chú trọng đến môn nữ công gia chánh nhằm giúp học sinh trong trường phổ thông có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hỗ trợ cho cuộc sống cá nhân và gia đình.
Theo nghệ nhân Mai Thị Trà, cựu nữ sinh Đồng Khánh và là cựu giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng: Ngày trước Trường THPT Hai Bà Trưng là ngôi trường có thế mạnh về đào tạo nữ công gia chánh. Đây là môn học được nữ sinh rất yêu thích, tập trung vào kỹ năng dưỡng nhi, kế hoạch chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến các món ăn truyền thống của Huế. Bản thân cô Trà rất yêu thích học môn này và cũng là người tâm huyết truyền dạy môn học này, nhưng rất tiếc ngày nay đã mai một.
Cô Nguyễn Khoa Diệu Huyền,Trưởng Ban liên lạc cựu nữ sinh Đồng Khánh, nguyên Phó Hiệu Trưởng trường Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết, ngoài việc bồi dưỡng kỹ năng về nữ công gia chánh, tại các tiết học này còn là nơi dạy nét văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng. Chính vì điều đó mà nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng được xem là thương hiệu đầy tự hào của phụ nữ Huế.
Trường THPT Hai Bà Trưng được lựa chọn thí điểm khôi phục môn nữ công gia chánh từ năm học 2021-2022.
Ngày nay, qua nhiều cải cách giáo dục, các thay đổi về dạy nghề trong trường phổ thông và ảnh hưởng của xu thế mới nên việc dạy và học môn nữ công gia chánh trong các trường phổ thông không còn như trước, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn nữ sinh khi bước vào tuổi trưởng thành, ra khỏi mái trường phổ thông lại hạn chế về kiến thức, kỹ năng về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống và đặc biệt khi là người phụ nữ của gia đình. Do vậy phục hồi việc dạy học môn nữ công gia chánh hết sức cần thiết và cấp bách.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất cho Trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021-2022. Giao trách nhiệm cho ngành giáo dục sưu tầm có chọn lọc các tài liệu dạy nữ công gia chánh trước đây để phối hợp với các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực tiến hành biên tập, bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với phương châm vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm, không lý thuyết cao siêu để tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, với mục tiêu sau khi rời trường phổ thông các em học sinh phải biết chế biến một số món ăn cơ bản của Huế, đảm nhận được bữa ăn của gia đình. Qua dạy nữ công gia chánh để dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.
Việc dạy nữ công gia chánh tại trường học phải gắn với tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở, làng nghề ẩm thực truyền thống Huế; gắn dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành và thuyết trình để tạo sức hấp dẫn, trong đó mời các chuyên gia ẩm thực nổi tiếng là cựu học sinh, giáo viên Đồng Khánh – Hai Bà Trưng về hỗ trợ trong việc hướng dẫn thực hành, thuyết trình.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Trường Cao đẳng Du lịch Huế đồng hành, hỗ trợ Trường THPT Hai Bà Trưng trong việc thí điểm phục hồi dạy môn nữ công gia chánh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ