70 năm giải phóng Thủ đô

Thực hành vệ sinh thực phẩm phòng chống Covid-19

Hoàng Trâm (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc áp dụng các nguyên tắc hợp lý về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và thực hành an toàn thực phẩm đã được thiết lập sẽ làm giảm khả năng mầm bệnh gây hại đe dọa đến sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm, bất kể thực phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp thâm canh, các bên liên quan nhỏ hay động vật hoang dã.

Vệ sinh cá nhân rất quan trọng
Nhiều mầm bệnh ở người được bài tiết qua phân trong quá trình bị nhiễm bệnh, và ngay cả khi cá nhân không có biểu hiện lâm sàng của bệnh sau khi đã hồi phục.
Ví dụ, mặc dù tiêu chảy chỉ là một triệu chứng xuất hiện ở một số ít bệnh nhân Covid-19, nhưng virus có trong phân của gần nửa số ca mắc. Rửa tay không đầy đủ sau khi sử dụng nhà vệ sinh là nguyên nhân gây ra nhiều vụ dịch bệnh truyền qua thực phẩm. Vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt, bao gồm rửa tay hiệu quả và sử dụng quần áo bảo hộ sạch sẽ là rất cần thiết trong việc ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm.
Thực hành vệ sinh đúng để đảm bảo an toàn thực phẩm
Những người bị bệnh cũng có thể làm ô nhiễm môi trường và môi trường xung quanh qua việc hắt hơi hoặc ho. Trong môi trường chế biến thực phẩm, điều này làm cho các thiết bị xung quanh bị ô nhiễm, và thực phẩm bị ô nhiễm trực tiếp hoặc bị nhiễm chéo qua bề mặt hoặc từ bàn tay của công nhân tới thực phẩm. Nhân viên thực phẩm gặp các triệu chứng bệnh về đường tiêu hóa hoặc bệnh đường hô hấp không nên tham gia chế biến hoặc trực tiếp chế biến thực phẩm.
Cẩn trọng khi chế biến thực phẩm dùng để ăn sống
Thực hành vệ sinh tốt đặc biệt quan trọng khi xử lý thực phẩm tươi sống dùng để ăn sống và/hoặc không cần chế biến thêm.
Những thực phẩm này bao gồm cả trái cây và rau quả tươi và thực phẩm ăn sẵn mà không cần xử lý nhiệt thêm. Các thực phẩm này rất dễ bị ô nhiễm từ môi trường và người xử lý thực phẩm.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ phơi nhiễm với các vi khuẩn và virus gây bệnh truyền qua thực phẩm, việc giữ môi trường, thiết bị và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm sạch sẽ, tuân thủ thực hành rửa tay tốt, để riêng thực phẩm sống và chín và sử dụng nước sạch là rất quan trọng.
Thực phẩm từ động vật phải xử lý đủ nhiệt
Mặc dù việc lây truyền Covid-19 qua thực phẩm chưa được báo cáo, nhưng tránh tiếp xúc với thực phẩm có nguồn gốc động vật tươi sống và chưa nấu chín (thịt, trứng, các sản phẩm sữa) sẽ làm giảm phơi nhiễm với tất cả các loại virus và mầm bệnh truyền qua phẩm khác.
Virus gây ra căn bệnh này không có khả năng chịu được nóng và nấu chín đủ thời gian. Nhiệt độ bên trong đạt (700 C) là đủ để diệt virus này và các mầm bệnh khác trong thịt. Virus không thể sinh trưởng và phát triển trên thực phẩm. Tuy nhiên, cả trước và sau khi nấu, thịt phải luôn được bảo quản nhằm đảm bảo không ô nhiễm sang thực phẩm khác hoặc tái ô nhiễm lại sau khi nấu.
Lưu ý là virus này chịu được lạnh đông và có thể được tìm thấy trong thực phẩm đông lạnh sau 2 năm ở nhiệt độ -200 C; do đó, thực phẩm đông lạnh cũng cần phải nấu chín đủ thời gian.