Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sự thật về loại cây được quảng cáo “ông uống, bà vui”

Kinhtedothi - Gõ từ khóa Mú Từn tìm kiếm chưa đầy nửa giây đã ra hơn 100 nghìn kết quả, với đầy đủ hướng dẫn về công dụng, cách ngâm và sử dụng với những lời quảng cáo “tung giời”: nào đây là loại vị thuốc quý....
Hình ảnh cây Mú Từn. Ảnh: VFA

 

Gõ từ khóa Mú Từn tìm kiếm chưa đầy nửa giây đã ra hơn 100 nghìn kết quả, với đầy đủ hướng dẫn về công dụng, cách ngâm và sử dụng với những lời quảng cáo “tung giời”: nào đây là loại vị thuốc quý có tác dụng tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, bài trừ phong thấp, đặc biệt rất tốt cho sinh lý cơ thể, được nhiều quý ông ưa thích và sử dụng. Chắc ít ai biết người uống rượu ngâm Mú Từn có thể bị ngộ độc, kích thích vật vã, trường hợp nặng gây tổn thương não, tổn thương thận và rất dễ tử vong.

Trên rất trang web đang quảng cáo: "Hiện đang cung cấp rễ cây Mú Từn, được thu hái tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây Mú Từn sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Rượu mú từn có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý nam rất hiệu quả nhờ vào thành phần hoạt chất có trong dược liệu cùng tên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến loại rượu này. Rượu mú từn còn gọi là rượu Cù Boong Nậu, bắt nguồn từ dân tộc Thái. Tên mú từn ám chỉ về khả năng sinh lý tốt của người nam. Tên gọi đó nói lên công dụng của rượu mú từn là tăng cường sinh lý, bổ dương cho nam giới. Rượu màu đỏ nâu, vị hơi chát nhưng đậm đà và thơm".

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ghi nhận xảy ra một số trường hợp ngộ độc do sử dụng rễ cây Mú Từn làm nước uống và ngâm rượu.

Điển hình vào cuối tháng 6/2023 có 2 trường hợp tại xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu lấy khúc cây Mú Từn chặt ra nấu nước uống trong 2 ngày, sau đó thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn nhiều, la hét, hoảng loạn, nói nhảm và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện để cấp cứu, điều trị.

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo, để chủ động phòng ngừa ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn nói riêng và rễ, thân cây rừng nói chung, người dân tuyệt đối không tự ý thu hái, sử dụng các loại nấm rừng và rễ, thân, quả của cây rừng không rõ loại hoặc không rõ công dụng bởi có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Ảnh: VFA

Trong đó, 1 trường hợp nặng hơn vẫn còn tình trạng lên cơn, đập phá đồ đạc nên tiếp tục được chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh để điều trị. Trong tháng 7/2023, ghi nhận thêm 2 trường hợp ngộ độc do uống nước nấu từ cây Mú Từn và uống rượu ngâm từ rễ cây rừng với các triệu chứng tương tự. Khi bị ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn, bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh như: Nói nhảm, nói không đúng chủ đề, quấy phá, tay chân khua, lên cơn loạn thần, kích thích vật vã, trường hợp nặng gây tổn thương não, tổn thương thận và rất dễ tử vong.

Cây Mú Từn còn có tên gọi khác là Cù Boong Nậu, thuộc họ dây Khế (Cannabaceae) với tên khoa học là Rourea Oligophlebia Merr. Loài cây này thường mọc ở khu vực rừng núi sâu, kẽ đá cao, xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực Tuyên Quang, Yên Bái, Đà Nẵng, Nghệ An... Mú Từn có thân dài khoảng 5 -15m thuộc họ dây leo thân gỗ, lá mọc kép đối xứng. Loài cây này ít có hoa, cánh hoa dài màu hồng phớt và đài có lông phủ bên ngoài. Rễ cây có màu nâu đỏ ở phía ngoài và trong lõi màu vàng, vỏ ngoài sần sùi, kích thước không đồng đều và rất chắc khỏe. Rễ cây thường được phơi khô, ngâm rượu uống để sử dụng như bài thuốc chữa xương khớp và tăng cường sinh lý. Tuy nhiên ngoài một số bài nghiên cứu nhỏ phân tích về hoạt chất hóa học thì chưa có nghiên cứu về dược tính y học của nó.

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo, để chủ động phòng ngừa ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn nói riêng và rễ, thân cây rừng nói chung, người dân tuyệt đối không tự ý thu hái, sử dụng các loại nấm rừng và rễ, thân, quả của cây rừng không rõ loại hoặc không rõ công dụng bởi có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào người dân phải tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc để được hướng dẫn phù hợp với thể trạng sức khỏe. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ