Thuế là chìa khóa tăng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp thực hiện NetZero
Kinhtedothi - Cởi gỡ về thuế cho doanh nghiệp (DN) thực hiện NetZero trong sản xuất kinh doanh là "chìa khóa" then chốt, không chỉ tăng khả năng hấp thụ vốn mà còn giúp DN từng bước làm chủ công nghệ lõi, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Không những vậy, còn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới.
Mong mỏi giảm thuế và vốn
Thực tế cho thấy, đội ngũ DN nhỏ và vừa Việt Nam, trong đó có các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cung ứng linh kiện, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đang thiếu và yếu nguồn lực, nội tại, nội sinh.

Ông Nguyễn Vân (ngoài cùng bên phải) cùng các DN hội viên HANSIBA tham dự chương trình hội thảo về “NetZero” do VCCI tổ chức, trước thềm P4G lần thứ tư năm 2025. Ảnh: Hoàng Anh
Trong đó, vấn đề quan trọng là tiếp cận đổi mới khoa công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của chính từng DN, chủ thể DN cho đến định hướng xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, nguồn vốn tài chính, đất đai, hạ tầng đủ điều kiện để sản xuất đều còn thiếu.
Để củng cố niềm tin, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu NetZero, chuyển đổi xanh, Việt Nam cần thực hiện chuyển đổi đồng bộ từ nhận thức tới hành động với sự vào cuộc, chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, các cơ quan quản lý, cộng đồng DN, các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các bên liên quan.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân, qua nhiều năm đồng hành, hỗ trợ với hàng trăm DN hội viên, HANSIBA cùng nhiều tổ chức hội, hiệp hội đã đề xuất tới các cơ quan Trung ương cùng các cấp chính quyền Thủ đô Hà Nội thêm quan tâm, điều chỉnh thay đổi các chính sách về thuế. Vấn đề này Nhà nước đã làm rất kịp thời và quyết liệt trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, với những biến động mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng DN Việt Nam. Hiệp hội đề xuất cần xây dựng về chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ khối DN nhỏ và vừa, DN tư nhân của Việt Nam sẽ được dài hơn. Ví dụ như giảm thuế giá trị gia tăng VAT 2%, sẽ áp dụng kéo dài đến hết năm 2026. Tiếp tục miễn, giảm, tạm chưa thu tiền thuế đất cho các đơn vị có nhà máy, tổ hợp sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt là đối với các DN thực thi tốt “NetZero” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một yếu tố nữa là chúng ta phải xây dựng chặt chẽ hơn chuỗi giá trị cung ứng cho các DN, bởi chuỗi giá trị cung ứng bị đứt gãy sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của các DN. Bằng những hoạt động thúc đẩy hợp tác quốc tế, thông qua những chương trình hội thảo, kỳ cuộc triển lãm, hội chợ quy mô do các cơ quan bộ ban ngành, sở ngành địa phương chủ trì. Từ đó thúc đẩy và hỗ trợ DN, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Đó chính là những "chìa khóa" then chốt, không chỉ là tăng khả năng hấp thụ vốn cho DN mà còn giúp DN Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ lõi, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới.
Hợp lực để thực hiện
Theo các chuyên gia, DN cần thay đổi cách tiếp cận và kết nối với người tiêu dùng để các sáng kiến bền vững thực sự trở thành động lực tạo giá trị. Đồng thời tăng cường hợp tác đa bên, cũng như cần sự trợ lực về nguồn vốn để DN có thể thực hiện.

Đầu tư điện mặt trời để giảm thiểu phát thải DN cũng sẽ tăng chi phí. Ảnh: Hoàng Anh
Tại COP26, bên cạnh những cam kết nổi bật về tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất” - Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ phấn đấu đạt NetZero 2050... Tuy nhiên, hành trình chuyển đổi xanh và đi tới NetZero 2050 đặt ra rất nhiều thách thức cho các quốc gia và nền kinh tế trên toàn cầu đặc biệt với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch VBCSD Nguyễn Quang Vinh chia sẻ, thúc đẩy phát triển bền vững, DN sẽ đảm bảo được giấy phép kinh doanh (business license), kế hoạch kinh doanh liên tục (business continuity plan), từ đó nâng cao uy tín thương hiệu đồng thời đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho chính DN.
Nhìn từ khía cạnh DN khi nhắc đến NetZero, giảm phát thải khí nhà kính chủ yếu chỉ liên quan đến khía cạnh môi trường, sản xuất – kinh doanh tạo ra khí thải. Theo đó, DN chỉ cần tập trung vào thay đổi công nghệ sản xuất, dây chuyền máy móc, tiêu hao bớt lượng năng lượng và khí thải tạo ra… Tuy nhiên, khi nhìn vào “chiếc kiềng ba chân” ESG, DN không thể bỏ qua hai thành tố “quản trị công ty” (G) và nguồn vốn con người (S). Nhắc đến quản trị công ty, sự cam kết và tham gia tích cực của Hội đồng quản trị, lãnh đạo cấp cao từ khâu xây dựng chiến lược đến lan tỏa và thực hành là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của chiến lược phát triển bền vững.
“Về nguồn vốn con người, đây là những yếu tố về lãnh đạo, đội ngũ, văn hóa DN. Ở khía cạnh bên ngoài DN, việc tạo tác động xã hội tích cực bền vững cũng cần được quan tâm, như đóng góp xây dựng lực lượng lao động xanh, tạo sinh kế bền vững cho nhóm yếu thế, hay thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ…" - ông Nguyễn Quang Vinh nói.
Đồng thời nhấn mạnh thêm, để thực hiện các DN cũng cần rất nhiều nguồn lực, trong đó nguồn vốn ưu đãi, mức thuế ưu đãi phù hợp...

Tạm hoãn áp thuế đối ứng: thời gian vàng để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh
Kinhtedothi - Quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày của Mỹ giúp DN có “thời gian vàng” để chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, nguy cơ về phòng vệ thương mại chưa hẳn chấm dứt, vì vậy, ngoài việc củng cố nội lực, DN mong chờ sự minh bạch, hỗ trợ kịp thời từ phía cơ quan quản lý, các hiệp hội, để sẵn sàng ứng phó nếu rủi ro tái diễn.

Doanh nghiệp mong trợ lực để nâng cao cạnh tranh
Kinhtedothi - Nhằm góp phần gợi mở các giải pháp, kiến nghị để nhận diện những trợ lực quan trọng cho DN vượt qua những khó khăn thách thức. Đồng thời, nêu ra những cơ hội, các bài học kinh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới đã được các chuyên gia, nhà quản lý, DN đưa ra...

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả trước thuế đối ứng của Mỹ
Kinhtedothi - Những khó khăn từ việc Mỹ áp thuế đối ứng là cơ hội để Việt Nam nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.