Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thuế quan bổ sung của ông Trump có hiệu lực, kinh tế toàn cầu chao đảo

Kinhtedothi - Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục rung chuyển khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức áp dụng đợt thuế quan bổ sung nhắm vào hàng chục quốc gia, trong đó Trung Quốc phải đối mặt với mức thuế lên tới 104%.

Bắt đầu từ 12:01 sáng 9/4 (giờ Mỹ), các biện pháp thuế đối ứng bổ sung của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách thương mại của ông kể từ khi trở lại Nhà Trắng.

Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng mức thuế tích lũy lên tới 104%, bao gồm mức thuế 20% trước đó, 34% bổ sung và mức tăng 50% được Tổng thống Trump ký vào phút chót hôm 8/4. 

Không chỉ Trung Quốc, hàng loạt quốc gia khác cũng bị cuốn vào vòng xoáy thuế quan mới. Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với mức thuế 20%, Ấn Độ là 26%, Campuchia là 49%, trong khi Lesotho, một quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, chịu mức thuế đơn lẻ cao thứ hai với 50%. Các nước Đông Nam Á như Lào và Việt Nam cũng không thoát khỏi tác động, với mức thuế lần lượt là 48% và 46%.

Chính sách này, theo Nhà Trắng, được thiết kế riêng cho từng quốc gia dựa trên công thức tính tỷ lệ thâm hụt thương mại, dù công thức này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ các nhà kinh tế vì thiếu cơ sở khoa học.

Chứng khoán lao dốc, giá dầu chạm đáy

Hậu quả của đợt thuế quan mới nhanh chóng lan tỏa trên khắp các thị trường tài chính. Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lao dốc 5%, cổ phiếu ở Đài Loan (Trung Quốc) giảm 5,8%, trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc chính thức bước vào thị trường giá xuống. Đồng yên Nhật tăng 1% khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, trong khi giá dầu tụt xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng không nằm ngoài vòng xoáy, với chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm lần đầu tiên trong gần 1 năm sau 4 ngày giảm liên tiếp. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ vào sáng sớm 9/4 cho thấy một ngày thua lỗ thứ năm liên tiếp, với S&P 500 giảm 2,17%, Dow Jones mất 1,89% và Nasdaq giảm 2,12%.

Không chỉ Trung Quốc, hàng loạt quốc gia khác cũng bị cuốn vào vòng xoáy thuế quan mới từ Mỹ. Ảnh: Elevate/Unsplash

Trước những biến động này, Tổng thống Trump và đội ngũ của ông vẫn giữ thái độ kiên định. “Tổng thống Trump có xương sống bằng thép và ông ấy sẽ không gục ngã”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố hôm 8/4. “Nước Mỹ sẽ không gục ngã dưới sự lãnh đạo của ông ấy”.

Ông Trump cũng khẳng định chính sách thuế quan sẽ giúp khôi phục cơ sở sản xuất trong nước, khi buộc các công ty phải chuyển hoạt động về nước Mỹ. Nhà lãnh đạo 78 tuổi thậm chí còn tuyên bố Mỹ đang “thu về gần 2 tỷ USD mỗi ngày” từ thuế quan và dự kiến sẽ sớm công bố mức thuế “lớn” đối với hàng nhập khẩu dược phẩm, với lập luận rằng điều này sẽ thúc đẩy ngành sản xuất dược trong nước.

Dù vậy, nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp cảnh báo thuế quan có thể làm tăng lạm phát, đẩy giá hàng hóa lên cao và gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ. Họ cũng đặt câu hỏi liệu các công ty có thể nhanh chóng chuyển chuỗi cung ứng về Mỹ hay không, khi quá trình này đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể. 

Thế giới chia rẽ, đàm phán hay đối đầu?

Trên trường quốc tế, các phản ứng trái chiều xuất hiện rõ rệt. Một số quốc gia như Argentina, Việt Nam và Israel đã đề xuất đàm phán để giảm mức thuế, trong khi EU tìm cách xoa dịu căng thẳng. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, trong cuộc gọi với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định kinh tế toàn cầu và kêu gọi tránh leo thang xung đột thương mại.

Tuy nhiên, EU cũng đang lên kế hoạch trả đũa với mức thuế 25% áp lên hàng hóa Mỹ, từ đậu nành đến xe máy, để đáp lại các khoản thuế thép và nhôm trước đó của Washington. Trong khi đó, Trung Quốc không có dấu hiệu nhượng bộ, với Thủ tướng Lý Cường khẳng định nước này “hoàn toàn tự tin” trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế bất chấp cơn bão thuế quan.

ĐỌC NGAY: Doanh nghiệp toàn cầu xoay xở trước làn sóng thuế quan mới của Mỹ  

Trong bối cảnh đó, chính quyền Tổng thống Trump vẫn để ngỏ khả năng đàm phán. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ tin tưởng rằng các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ sẽ sớm ngồi vào bàn đàm phán. “Nếu họ đưa ra những đề xuất chắc chắn, chúng ta có thể đạt được thỏa thuận tốt”, ông Bessent nói với đài CNBC

Tổng thống Trump cũng úp mở về hai kịch bản: thuế quan có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ là đòn bẩy để thương lượng. Các cuộc đàm phán với Hàn Quốc, Nhật Bản và Italia đã được lên lịch, trong khi quan chức thương mại hàng đầu Jamieson Greer tiết lộ hơn 70 quốc gia đang bày tỏ mong muốn đối thoại với Mỹ.

Tổng thống Trump cảnh báo bất kỳ nước nào trả đũa, đều sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn

Tổng thống Trump cảnh báo bất kỳ nước nào trả đũa, đều sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

17 Apr, 03:20 PM

Kinhtedothi – Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, diễn ra trưa 17/4, khẳng định vai trò trung tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi xanh toàn cầu. Tại đây, đổi mới sáng tạo không chỉ là từ khóa của phát triển hiện đại, mà đang trở thành cấu phần cốt lõi trong các mô hình hợp tác công – tư hướng đến phát triển bền vững.

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

17 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi – Tại phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác công – tư (PPP) là nền tảng then chốt để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và phục hồi toàn diện sau khủng hoảng.

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

17 Apr, 11:02 AM

Kinhtedothi - Chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo Đại học Harvard có thể bị tước quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế nếu không đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, đồng thời tiếp tục đưa ra các biện pháp gây sức ép sau khi trường công khai phản đối loạt chỉ thị từ nhà cầm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ