Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thước đo hiệu quả

Kinhtedothi - TP Hà Nội sẽ chủ động tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền; đổi mới hình thức lấy ý kiến, đo lường theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin… Đó là một trong những giải pháp được nhấn mạnh để giúp Hà Nội nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), đồng thời cũng tăng hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại UBND phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng.
Có thể nói rằng, trong những năm qua, với phương châm “lấy sự hài lòng của DN làm thước đo hiệu quả”, Hà Nội đã rà soát, cắt giảm hàng loạt thủ tục hành chính (TTHC); đi đầu trong triển khai hệ thống dịch vụ công mức độ 3, 4 đến tận cấp phường, xã. Qua đó, không chỉ giúp người dân, DN thuận lợi trong thực hiện các TTHC, còn nâng cao khả năng quản lý, điều hành nhanh chóng, khoa học cho chính quyền cơ sở. Nhiều giải pháp cũng đã được TP thực thi, từ nâng cao cơ sở vật chất, tăng ứng dụng công nghệ thông tin, đến tăng cường kiểm tra, siết chặt quản lý công vụ… Đặc biệt, định kỳ hàng năm, TP đều tổ chức các đợt khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, DN tại các sở, cơ quan ngang sở, quận, huyện, thị xã. Ở cấp cơ sở, hoạt động này cũng được triển khai phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Chính việc khảo sát, đo lường thực tiễn cũng như chấm điểm đánh giá chỉ số cải cách hành chính hàng năm là một nguồn thông tin quan trọng giúp chính các cơ quan, đơn vị biết được thực trạng của mình, sớm có giải pháp khắc phục.
Hà Nội cũng xem Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ giúp theo dõi và giám sát hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền TP; xây dựng kế hoạch cải thiện, nâng cao khả năng quản lý, điều hành. Tuy nhiên, ở một số chỉ số thành phần, hiệu quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Việc TP sẽ tăng cường khảo sát mức độ hài lòng của người dân, DN mà không phụ thuộc vào cách đánh giá của các tổ chức khác cũng là một cách để thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính ở các đơn vị.

Ngay từ đầu năm 2021, các kế hoạch kiểm tra công vụ, siết chặt kỹ luật kỷ cương đã được TP ban hành. Việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính dưới hình thức kiểm tra đột xuất, không báo trước sẽ được triển khai để nhắc nhở, chấn chỉnh ngay các vi phạm nếu có. Đây sẽ là cơ sở để các đơn vị tự đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính của mình, cũng như đo lường được sự hài lòng của người dân, DN.

Việc đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền, chú trọng các hình thức thông tin cơ sở gần gũi, trực tiếp đến cá nhân, tổ chức, các hình thức được đông đảo người dân quan tâm truy cập và tương tác cao (trang thông tin điện tử, mạng xã hội...) trong đánh giá, khảo sát cũng là một cách cần thiết để mang lại những con số chính xác nhất. Việc tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị phản ánh, mức độ hài lòng của người dân và DN đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp cũng sẽ là một kênh quan trọng để đo hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển.

Từ thực tế cho thấy, cải cách hành chính không phải là việc “tốn quá nhiều tiền bạc”, mà chỉ cần người đứng đầu quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của cán bộ công chức thì việc đơn giản hóa thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ hoàn toàn trong tầm tay. Sau các cuộc khảo sát, đo lường, kết quả không chỉ làm đẹp bảng thành tích mà những yếu kém cũng được chỉ ra để các đơn vị khẩn trương khắc phục, để khoảng cách giữa quyết tâm và thực hiện được lấp đầy bằng chính sự chuyển động của mọi cán bộ biết lấy yếu tố "hài lòng, lo lắng cho người dân và DN" là thước đo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số hóa toàn diện nền hành chính công

Số hóa toàn diện nền hành chính công

08 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - Hướng tới một nền hành chính không giấy tờ, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu sử dụng toàn diện hồ sơ điện tử được đánh giá là một lời cam kết của chính quyền TP với Nhân dân về xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, liêm chính, vì dân.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

04 May, 10:08 PM

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

02 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Nhiều công dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại công an (CA) cấp xã cho rằng, việc giải quyết các TTHC cho người dân ngày càng thuận lợi, nhanh và đơn giản hơn. Thay vì người dân phải đi một khoảng cách xa lên huyện làm thủ tục thì nay chỉ cần lên xã đã hoàn thành. Một số thủ tục làm trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nên càng thuận lợi cho người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ