Một trong những hành động trả đũa chính của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại là đóng băng việc mua 30 - 40 triệu tấn đậu nành Mỹ mà nước này nhập khẩu mỗi năm. Điều đó khiến Bắc Kinh phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào đậu nành Brazil để giảm bớt sự thiếu hụt.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ Brazil trong khoảng 12 tháng trước tháng 4 năm nay đạt 71 triệu tấn, tương đương với lượng nhập khẩu từ toàn thế giới trong năm 2014. Điều này được đánh giá đã thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực trang trại của Brazil, với các công ty kinh doanh nông sản lớn chuyển trọng tâm sang Nam Mỹ để tận dụng mong muốn của Bắc Kinh, nhằm đa dạng hóa sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp thực phẩm Mỹ.
Theo một cách nào đó, điều này đang tác động trực tiếp đến Amazon, khi hầu hết đậu nành Brazil được trồng ở cerrado - các vùng thảo nguyên rộng lớn ở phía Nam và Đông của rừng mưa nhiệt đới. Đầu tư nông nghiệp đã tập trung vào việc chuyển đổi đất đai vốn được sử dụng để chăn nuôi gia súc thành đất cho cây trồng như đậu nành.
Vấn đề là, Brazil cũng chỉ có một vùng đất hữu hạn và nếu "bóp bóng" ở một nơi, nó có nguy cơ bật ra ở nơi khác. Như vậy, phần lớn việc mở rộng đất trồng trọt của Brazil trong thập kỷ qua dường như đã phải trả giá bằng rừng tái sinh, vốn có xu hướng được bảo vệ kém hơn so với rừng nguyên sinh như Amazon.
Ngay cả khi hoạt động được tránh xa khỏi Amazon, chuyển đổi đất cũng ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển. Đồng cỏ cerrado của Brazil có thể khá rậm rạp, với chăn thả gia súc bên dưới các tán cây mở. Chuyển đổi điều đó sang cây trồng hàng hóa đòi hỏi phải nhổ bỏ những thân cây cô lập carbon đó, trong đó một lý do là bởi quá trình tốn kém và khó khăn. Ngoài ra, đồng cỏ bị giẫm đạp bởi vật nuôi khá hiệu quả trong việc khóa carbon trong khí quyển vào đất, nhưng những cánh đồng trồng trọt được chăm sóc hàng năm không tạo ra sự khác biệt nhiều như thế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - người đã vào Nhà Trắng với cam kết khôi phục ngành công nghiệp than và phá bỏ các quy tắc môi trường - đang có cuộc chiến thương mại với một Trung Quốc "nghiện carbon" không kém. |
Vẫn khó có thể nói chính xác ai là người chịu trách nhiệm cho những vụ cháy đã gia tăng đến 84% tại các khu rừng ở Brazil trong năm qua, mà cường độ của các hỏa ngục có khả năng là kết quả của hạn hán và sự gia tăng hoạt động có chủ ý của con người. Hơn một nửa số vụ cháy đã xảy ra ở Amazon, với 30% xảy ra ở cerrado và phần lớn còn lại là trong khu rừng ven biển Đại Tây Dương.
Nguy cơ của tình hình hiện nay là sự thiếu hụt đậu nành đối với Trung Quốc có thể làm hỏng tiến trình chấm dứt nạn phá rừng gần đây. Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 6 đã ký kết thỏa thuận thương mại với khối Mercosur của Nam Mỹ sau 2 thập kỷ đàm phán, nhưng thái độ kiên quyết của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đối với Amazon thể hiện một sự cản trở với việc phê chuẩn thỏa thuận của EU.
Thêm vào đó, Trung Quốc có xu hướng trở thành một đối tác thương mại mạnh tay hơn rất nhiều và mối quan tâm lâu dài về an ninh lương thực sẽ là lý do để Bắc Kinh "gạ gẫm" Brazil từ chối ký kế thương mại Mercosur - EU.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - người đã vào Nhà Trắng với cam kết khôi phục ngành công nghiệp than và phá bỏ các quy tắc môi trường - đang có cuộc chiến thương mại với một Trung Quốc "nghiện carbon" không kém. Bắc Kinh thậm chí còn khiến Washington bắt tay vào một công cụ kích thích công nghiệp sử dụng nhiều carbon hơn vào năm ngoái và giờ đây có thể khiến Brazil phải nhổ thêm rừng.
Có ý kiến cho rằng, tàn dư khí hậu khủng khiếp nhất của chính quyền Trump để lại có thể không đến từ chính sách năng lượng, mà là từ chính sách thương mại.