Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thụy Điển sẽ nâng chi tiêu quốc phòng lên 3,5% GDP vào năm 2030

Kinhtedothi - Động thái này nhằm giúp Thụy Điển tăng cường năng lực phòng thủ quốc gia, thích ứng với môi trường an ninh mới và thể hiện cam kết với các mục tiêu chung của NATO.

Thụy Điển cho biết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 3,5% GDP vào năm 2030, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu điều chỉnh chiến lược an ninh trước những biến động địa chính trị khu vực và toàn cầu.

Theo Thủ tướng Ulf Kristersson, kế hoạch tăng từ mức 2,4% hiện tại sẽ được triển khai thông qua các nguồn vay hợp lý, và đã nhận được sự đồng thuận từ bốn đảng chính trị đang ủng hộ chính phủ. Ông nhận định đây là nỗ lực tái thiết quốc phòng lớn nhất của Thụy Điển kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Thụy Điển sẽ nâng chi tiêu quốc phòng lên 3,5% GDP vào năm 2030. Ảnh: Creative common

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia tại châu Âu đã đẩy mạnh đầu tư cho quốc phòng, nhằm thích ứng với bối cảnh mới và tăng cường khả năng tự chủ chiến lược.

Một số nước thành viên tuyến đầu của NATO, như Estonia, Litva và Ba Lan, đã đưa ra mục tiêu dành tới 5% GDP cho quốc phòng từ năm 2025. Nhiều nhà quan sát cho rằng tại Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến tổ chức ở The Hague vào mùa hè này, liên minh có thể sẽ thảo luận điều chỉnh mức chi tiêu mục tiêu lên khoảng 3,5%.

Thủ tướng Kristersson đánh giá mức chi tiêu hiện tại là chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong bối cảnh mới. Ông cho biết: “Chúng tôi tin rằng các nước châu Âu trong NATO sẽ cần những bước tiến rõ rệt trong những năm tới. Thụy Điển sẽ đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy mục tiêu chi tiêu mới ở mức từ 3 đến 4% GDP.”

Thụy Điển từng duy trì chính sách không tham chiến trong hơn 200 năm và giữ lập trường trung lập trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những thay đổi lớn trong môi trường an ninh khu vực đã tạo ra sự chuyển biến trong tư duy chiến lược, và Thụy Điển chính thức trở thành thành viên thứ 32 của NATO vào năm 2023.

Quốc gia Bắc Âu này đã tăng chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, đồng thời tái củng cố các vị trí chiến lược, trong đó có đảo Gotland nằm tại khu vực biển Baltic.

Đọc thêm: Kế hoạch tăng cường quốc phòng của châu Âu đối diện thách thức lớn

Theo đánh giá của giới phân tích, Thụy Điển có thể giữ vai trò then chốt trong mạng lưới hậu cần hỗ trợ khu vực Bắc Âu và Baltic, đồng thời tiếp tục phát huy lợi thế trong ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt ở các lĩnh vực như hàng không quân sự, giám sát và phòng thủ trên biển.

Tập đoàn Saab – nhà thầu quốc phòng lớn của Thụy Điển do tập đoàn Wallenberg điều hành – hiện cũng đang tham gia vào nhiều sáng kiến chung trong khối, bao gồm triển khai binh sĩ tại Latvia và điều động máy bay chiến đấu Gripen tới Ba Lan.

Để hiện thực hóa kế hoạch trên, chính phủ Thụy Điển dự kiến huy động khoảng 300 tỷ krona (tương đương 30 tỷ USD) từ nay đến năm 2035. Nền kinh tế Thụy Điển hiện có mức nợ công trên GDP thuộc nhóm thấp nhất châu Âu, tạo dư địa tài chính để triển khai chính sách mà không gây áp lực lớn.

Tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển gặp trắc trở

Tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển gặp trắc trở

Thụy Điển kêu gọi EU đảm bảo an ninh năng lượng

Thụy Điển kêu gọi EU đảm bảo an ninh năng lượng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ukraine nêu quan điểm về đàm phán Nga-Mỹ

Ukraine nêu quan điểm về đàm phán Nga-Mỹ

30 Mar, 08:33 AM

Konstantin Eliseev, cựu đại diện thường trực của Ukraine tại Liên minh châu Âu, nhận định những cuộc trao đổi gần đây giữa Mỹ và Nga tại Ả Rập Saudi liên quan đến thỏa thuận Biển Đen chưa đáp ứng đầy đủ các mối quan tâm của Ukraine.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ