-
Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến
-
Luật sư
Ông Nguyễn Quốc Việt
-
Luật gia
Bà Phạm Thu Hương
Đề nghị Luật sư cho biết quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình?
Trong tháng 9 vừa qua, trên một số diễn đàn, mạng xã hội đăng tải clip ghi lại cảnh người phụ nữ bị chồng đánh, dìm xuống hồ bơi đã gây xôn xao dư luận. Vụ việc được xác định xảy ra tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Thưa Luật sư, hành vi trên của người chồng sẽ bị xử lý với hình thức nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Việc bạo hành gia đình đến lúc ra tòa ly hôn thì ngoài việc ly hôn có bị xử lý gì nữa không? Nếu 1 người vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì có được xin tòa thời gian sống xa nhau như ly thân có thời hạn, ví dụ 1 hoặc 2 năm được không?
Trường hợp bạn có hành vi tát vợ, xô đẩy vợ ngã đã vi phạm điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, quy định những hành vi sau được coi là bạo lực gia đình:
a, Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b, Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Do là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình nên vợ bạn có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền để được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình trước hành vi bạo lực gia đình cũng như có các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực tiếp tục xảy ra.
Việc bạn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xô ngã vợ như vậy là đúng quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013 ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi "Xâm hại sức khỏe thành viên gia đình". Điều luật quy định cụ thể như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một hành vi không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Như vậy hành vi đánh vợ của bạn là trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Rất mong qua đợt này bạn sẽ sửa đổi tính cách, yêu thương vợ mình nhiều hơn. Nếu đã bị xử phạt hành chính rồi còn tái phạm thì sẽ bị xem xét khởi tố hình sự theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến bổ sung:
Trong trường hợp bạn đọc hỏi cần xem xét lại trình tự xử lý vi phạm hành chính. Trước khi ra quyết định xử lý vi phạm hành chính cần phải có biên bản xác nhận vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình. Trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm, phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Cơ quan công an, UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Riêng với cá nhân chị, khi phát hiện và chứng kiến sự việc về bạo lực gia đình thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình, chị có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định như: Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu chấm dứt hành vi bạo lực gia đình. (Khoản 2 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
Bạn cần báo với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, như: Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; các biện pháp ngăn chặn theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân, sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân...
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Một là, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Hai là, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Ba là, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Theo đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận; việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Hiện nay chồng bạn có ý định bán nhà thì vợ chồng bạn cùng nhau bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau để bán nhà. Trong trường hợp bạn không đồng ý thì người chồng cũng không thể đứng ra bán được.
Mong các bạn đồng thuận, giải quyết hài hòa mong muốn, nhu cầu của gia đình.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Một là, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Hai là, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Ba là, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Theo đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận; việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Hiện nay chồng bạn có ý định bán nhà thì vợ chồng bạn cùng nhau bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau để bán nhà. Trong trường hợp bạn không đồng ý thì người chồng cũng không thể đứng ra bán được.
Mong các bạn đồng thuận, giải quyết hài hòa mong muốn, nhu cầu của gia đình.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tình nghĩa vợ chồng là việc vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau, cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Người chồng thường xuyên chửi bới, xúc phạm danh dự của vợ, con thì có bị xử lý không và mức xử phạt như thế nào? Có biện pháp nào ngăn chặn dứt điểm thói vũ phu, côn đồ của người chồng không?
LS Nguyễn Hồng Tuyến bổ sung: Trong Luật phòng chống bạo lực gia đình có biện pháp tư vấn. Trong đó có 4 đối tượng cần đặc biệt lưu ý để tư vấn đó là:
- Người có hành vi bạo lực gia đình
- Nạn nhân bạo lực gia đình
- Người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc
- Người chuẩn bị kết hôn
Luật giao cho UBND cấp xã tổ chức tốt cuộc góp ý phê bình, chủ yếu là để người có hành vi bạo lực gia đình thay đổi nhận thức, từ đó không có những hành vi bạo lực gia đình.
Đây là trường hợp xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình: Chồng bạn cấm bạn không được tham gia câu lạc bộ, việc ngăn cản bạn là hành vi bạo lực gia đình được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình “Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”.
Để được giúp đỡ bạn có thể đến các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình để được bảo vệ và hỗ trợ.
Ngoài ra, người chồng còn vi phạm Điều 52 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Thứ nhất, cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó. Thứ hai, không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc. Thứ ba, không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
Hy vọng với thông tin pháp luật ít ỏi này thì sẽ giúp chồng bạn sáng tỏ nhiều vấn đề, sống hòa đồng, cởi mở hơn và sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khác.
Tuy nhiên, cần thấy rằng vấn đề xử phạt này cũng tương đối khó vì sự việc đã xảy ra, người chồng phải ký vào biên bản mới có thể xử phạt được.
Chồng tôi không biết uống rượu, cờ bạc, hay ngoại tình bồ bịch. Cái làm tôi căng thẳng mỗi ngày là mỗi khi anh ta đi làm về thường chửi bậy với vợ con, nói những câu rất khó nghe. Nay con gái tôi đã lớn, chứng kiến bố nói bậy, cháu cũng thấy xấu hổ. Có lần tôi đã làm đơn xin ly hôn, vậy lý do tôi đưa ra như vậy có được ly hôn không?
Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình?
Trong những năm gần đây, về cơ bản tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam có giảm nhưng còn diễn biến phức tạp. Công tác tuyên truyền pháp luật về bạo lực gia đình ở Việt Nam còn khó khăn, mặc dù đã phát hiện nhiều các vụ việc nhưng việc xử lý răn đe các hành vi bạo lực còn chưa đảm bảo. Xin ông cho biết, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi nào là bạo lực gia đình?