Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng thống Trump cảnh báo Nga, công bố viện trợ mới cho Ukraine

Kinhtedothi - Tổng thống Trump cho biết quyết định này được đưa ra khi các cuộc đối thoại hòa bình với Nga chưa có tiến triển, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cùng các nước đồng minh.

Ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố viện trợ vũ khí mới cho Ukraine và cảnh báo áp thuế cũng như biện pháp tài chính đối với các quốc gia vẫn mua hàng từ Nga nếu Moscow không chấp nhận thỏa thuận hòa bình trong 50 ngày.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Phòng Bầu dục. Ông Trump cho biết Mỹ sẽ phối hợp cùng các nước đồng minh để tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine, trong bối cảnh các nỗ lực đối thoại với Nga chưa đạt được tiến triển rõ rệt.

“Chúng tôi sẽ sản xuất các loại vũ khí hàng đầu và gửi đến NATO” - ông Trump nói. “Các quốc gia đồng minh sẽ là bên chi trả.” Một trong những trang bị đáng chú ý là hệ thống phòng không Patriot mà Ukraine hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Ông Trump cho biết một số quốc gia đang sở hữu hệ thống Patriot sẽ hoán đổi để chuyển giao cho Ukraine. Theo ông, toàn bộ hoặc một phần trong số 17 hệ thống đã được đặt mua có thể được gửi đi nhanh chóng. Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Vương quốc Anh, Hà Lan và Canada cũng bày tỏ sẵn sàng tham gia hỗ trợ.

Ông Trump cho biết Mỹ sẽ phối hợp cùng các nước đồng minh để tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine, trong bối cảnh các nỗ lực đối thoại với Nga chưa đạt tiến triển rõ rệt. Ảnh: TASS

Song song với gói viện trợ, ông Trump cảnh báo về khả năng áp thuế lên đến 100% đối với hàng hóa Nga nếu không đạt được thỏa thuận trong vòng 50 ngày. Đồng thời, ông cũng đề cập đến các biện pháp tài chính có thể áp dụng với các nước tiếp tục mua dầu và hàng hóa khác từ quốc gia này.

Trong hơn ba năm qua, các nước phương Tây đã hạn chế quan hệ tài chính với Nga nhưng vẫn chưa cắt hoàn toàn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, giúp Moscow thu về nguồn ngoại tệ lớn từ các thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ.

Một quan chức Nhà Trắng xác nhận các biện pháp của ông Trump có thể bao gồm cả thuế cao đối với hàng hóa Nga và biện pháp tài chính với các đối tác thương mại.

Hiện 85/100 thượng nghị sĩ Mỹ đang ủng hộ một dự luật cho phép áp thuế lên đến 500% với các quốc gia hỗ trợ kinh tế cho Nga. Tuy nhiên, các lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện vẫn đang chờ tín hiệu từ ông Trump.

Tại Kiev, người dân đón nhận thông báo này với sự thận trọng. Denys Podilchuk, một nha sĩ 39 tuổi, cho biết ông vui vì cuối cùng chính giới châu Âu đã thuyết phục được ông Trump thể hiện sự ủng hộ, dù ban đầu ông không thực sự muốn giúp Ukraine.

Theo chuyên gia Artyom Nikolayev từ công ty Invest Era, thị trường Nga phản ứng tích cực vì ông Trump chưa đưa ra biện pháp tức thời.

“Ông ấy gia hạn 50 ngày và để ngỏ khả năng đàm phán. Đây là điều thị trường mong đợi” - ông nói.

Đọc thêm: Châu Á xoay trục xuất khẩu giữa cơn địa chấn thuế quan

Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên ngừng bắn ngay để tạo điều kiện cho giải pháp chính trị. Ông nhấn mạnh mọi sáng kiến đều đáng được ghi nhận nếu phù hợp với luật pháp quốc tế.

Từ khi quay lại chiến dịch tranh cử với cam kết chấm dứt xung đột nhanh chóng, ông Trump thể hiện lập trường mềm mỏng hơn với Nga. Chính quyền của ông đã ngừng ủng hộ một số chính sách thân Ukraine trước đây như việc Kiev gia nhập NATO.

Tuy nhiên, ông Putin vẫn chưa chấp nhận đề xuất ngừng bắn không điều kiện mà Kiev đã đồng ý. Những ngày gần đây, các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vẫn tiếp diễn ở nhiều TP tại Ukraine.

Ông Trump nói rằng sự thay đổi quan điểm của ông xuất phát từ sự thất vọng với ông Putin. “Tôi không muốn phán xét ông ấy, nhưng ông ấy là người cứng rắn” - ông phát biểu.

“Đã có vài lần chúng tôi tưởng như đạt được thỏa thuận, nhưng rồi mọi thứ sụp đổ sau các cuộc tấn công vào ban đêm.”

Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, thành viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đánh giá thông báo của ông Trump là tích cực nhưng đến muộn. Bà kêu gọi ông cần có cam kết rõ ràng hơn trong việc hỗ trợ an ninh cho Ukraine lâu dài.

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp đặc phái viên của ông Trump, ông Keith Kellogg. Hai bên thảo luận các biện pháp tăng cường phòng không, hợp tác quốc phòng với châu Âu và thúc đẩy tiến trình hòa bình. Ngay sau cuộc gặp, Kiev phát lệnh báo động không kích.

Ông Zelensky cũng thông báo sẽ đề cử bà Yulia Svyrydenko, Phó Thủ tướng thứ nhất, thay thế Thủ tướng Denys Shmyhal. Bà từng đóng vai trò chính trong đàm phán với Mỹ về thỏa thuận khoáng sản. Việc bổ nhiệm cần Quốc hội Ukraine thông qua.

Quân đội Nga đạt bước tiến lớn ở miền Đông Ukraine

Quân đội Nga đạt bước tiến lớn ở miền Đông Ukraine

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
GDP nhiều nền kinh tế châu Á tăng trưởng bất chấp bất ổn toàn cầu

GDP nhiều nền kinh tế châu Á tăng trưởng bất chấp bất ổn toàn cầu

15 Jul, 04:11 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động bởi rào cản thuế quan mới từ Mỹ và căng thẳng địa chính trị leo thang, một số nền kinh tế lớn tại châu Á vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore nổi bật với khả năng duy trì đà phục hồi, bất chấp nhiều sức ép từ bên ngoài.

Mỹ tiên phong "khai tử" màu thực phẩm

Mỹ tiên phong "khai tử" màu thực phẩm

15 Jul, 10:48 AM

Kinhtedothi – Hơn 40 hãng sản xuất kem lớn tại Mỹ vừa tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn phẩm màu nhân tạo khỏi sản phẩm trước năm 2028, đánh dấu bước đi mới trong xu hướng thực phẩm “sạch màu” đang trở nên phổ biến tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ