Quế
Quế được biết đến với khả năng cải thiện độ nhạy insulin, giúp các tế bào hấp thụ glucose hiệu quả hơn. Nó cũng làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến. Một liều quế hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Yến mạch
Yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và đặc biệt chỉ số đường huyết khá thấp khoảng 53. Thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Điều này rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Đậu đen
Thành phần của đậu đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất xơ, canxi, kali, phốt pho... Chỉ số đường huyết có trong đậu đen là khoảng 55. Điều này khiến loại thực phẩm trở thành lựa chọn ăn kiêng cho những ai có nồng độ đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Cá tuyết
Cá tuyết giàu protein, vitamin A, D, khoáng chất và ít béo. Vì vậy, thêm cá tuyết vào chế độ ăn có thể cung cấp một lượng protein đầy đủ. Điều này có lợi trong trường hợp dư thừa đường huyết hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Cà rốt
Cà rốt giàu chất xơ, carotene và khoáng chất. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ là một phần thiết yếu của việc quản lý lượng đường trong máu.
Mướp đắng
Mướp đắng chứa các hợp chất bắt chước insulin, giúp đưa glucose vào tế bào. Nó cũng làm giảm sản xuất glucose ở gan, giúp hạ đường huyết. Ăn mướp đắng thường xuyên có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn ở những người bị tiểu đường.
Quả bơ
Bơ giàu chất xơ và vitamin cũng như chất béo lành mạnh. Chất béo không bão hòa đơn có trong quả loại quả này có thể hỗ trợ làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách tích cực.
Lô hội
Lô hội chứa các hợp chất có thể giúp hạ đường huyết. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lô hội có thể cải thiện đường huyết lúc đói và mức HbA1c, hai chỉ số quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Tỏi
Tỏi giàu sunfua và vitamin. Chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này chỉ khoảng 20. Vì vậy, tỏi được coi là thực phẩm không tăng lượng đường trong máu, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết.
Ngoài ra, thêm tỏi vào chế độ ăn có thể ngăn ngừa nguy cơ đau tim và đột quỵ do có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch. Điều này giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt, ức chế tích tụ tiểu cầu gây đông máu.
Rau chân vịt
Rau bina là thực phẩm giàu vitamin A, C, E, khoáng chất, đồng thời cũng giàu chất xơ. Chất chống oxy hóa axit alpha-lipoic có trong loại rau này có thể giảm mức đường glucose, tăng độ nhạy insulin. Do đó thêm rau chân vịt vào chế độ ăn có tác động tích cực tới bệnh nhân tiểu đường.
Các loại hạt
Các loại hạt hầu hết đều giàu chất béo và protein lành mạnh, vitamin, khoáng chất. Một số loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều... có khả năng chuyển hóa chất béo và lượng đường trong cơ thể. Điều này giúp bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.